Gout là bệnh lý mạn tính gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp được xem là phương pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả đối với bệnh gout. Vậy người bệnh gout nên uống nước gì để giảm nhanh các triệu chứng, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau.

Nước lọc - Đồ uống không thể thiếu với người bệnh gout

Trong bệnh gout, việc bổ sung đủ lượng nước sẽ giúp quá trình thải trừ axit uric ở thận diễn ra đều đặn. Bên cạnh đó, trong nước còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết, rất tốt cho cơ thể như magie, canxi,... 

Ngoài nước lọc thông thường, nước khoáng kiềm cũng được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh gout. Do chất kiềm trong nước sẽ giúp trung hòa axit uric, ngăn tạo thành tinh thể urat, từ đó hạn chế tình trạng lắng đọng gây viêm, đau khớp.

Nuoc-loc-nuoc-khoang-danh-cho-nguoi-benh-gout.webp

Nước lọc, nước khoáng dành cho người bệnh gout

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân bệnh gout và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sữa - Thức uống bổ sung đạm tốt cho người bị gout 

Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cung cấp protein, vitamin, khoáng chất như canxi, photpho, magie,... cho cơ thể. Casein và lactalbumin trong sữa có khả năng hòa tan tinh thể urat tích lũy ở các khớp. Nhờ vậy mà ngăn ngừa nguy cơ hình thành các hạt tophi.

Người mắc bệnh gout có thể uống một số loại sữa như sữa tươi, hạnh nhân, dừa, gạo hoặc yến mạch. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng sữa có hàm lượng đường cao do có thể làm nặng thêm tình trạng viêm, hoặc sữa đậu nành chứa nhiều nhân purin khiến nồng độ axit uric máu tăng

Nước ép dứa - Ngăn ngừa cơn đau gout cấp

Nước ép dứa là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh gout. Trong dứa có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, canxi, photpho, magie, sắt, beta carotene,... 

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước ép dứa sẽ giúp thận thải trừ axit uric từ đó giảm nồng độ chất này trong máu. Đồng thời, bromelain trong dứa có tác dụng giảm triệu chứng viêm, làm dịu cơn đau gout cấp

Cần tránh uống nước ép dứa nếu bạn bị dị ứng với enzym bromelin hoặc bị đau dạ dày, tăng huyết áp. Nên uống nước dứa sau bữa ăn để tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. 

Nguoi-bi-gout-nen-uong-nuoc-ep-dua-giup-giam-axit-uric-mau.webp

Người bị gout nên uống nước ép dứa giúp giảm axit uric máu

>>> XEM THÊM5 loại thức ăn đào thải acid uric giúp cải thiện triệu chứng cho người bị gout? ĐỌC NGAY!

Ngăn ngừa biến chứng bệnh gout nhờ nước ép táo

Táo là một loại trái cây có hàm lượng purin thấp, chỉ khoảng 31mg/ 223g táo. Hàm lượng vitamin C trong táo cao góp phần thúc đẩy tăng thải axit uric ở thận và giảm viêm khớp. Bên cạnh đó, trong loại quả này còn chứa axit folic - một chất ức chế enzyme xanthine oxidase từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp uric từ nhân purin. 

Do có chứa một lượng fructose nhất định, mỗi ngày, người bệnh gout chỉ nên ăn từ 1-2 quả táo. Người bị đau bụng kinh, đầy hơi, có bệnh dạ dày thì không nên uống nước ép táo. 

Trà gừng - "Đánh bay" các triệu chứng bệnh gout

Gừng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa như gingerols và shogaols. Các chất này giúp giảm cảm giác đau và triệu chứng viêm khớp trong đợt gout cấp. Trà gừng khá dễ chế biến nhưng cần lưu ý là pha loãng khi dùng để giảm vị cay nồng do gừng đem lại. 

Tra-gung-co-chua-gingerols-va-shogaols-giup-giam-tinh-trang-viem-dau-khop-do-gout.webp

Trà gừng có chứa gingerols và shogaols giúp giảm tình trạng viêm, đau khớp do gout

Loại bỏ nguy cơ gout cấp nhờ nước pha baking soda 

Baking soda có tính kiềm cao giúp trung hòa axit uric, điều chỉnh pH máu từ đó ngăn cản sự hình thành tinh thể urat tích tụ ở khớp. Ngoài ra, nước pha baking soda còn có khả năng hòa tan các tinh thể muối natri urat và thải trừ ra khỏi cơ thể. 

Tuy nhiên, người bệnh gout cũng không nên lạm dụng loại nước này vì có nguy cơ gây kiềm hóa nước tiểu. Chỉ nên dùng với một liều lượng hợp lý, tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

Tăng cường đào thải axit uric nhờ nước ép dưa chuột 

Theo y học cổ truyền, dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, thúc đẩy đào thải axit uric. Do đó, nước ép dưa chuột nên được người bệnh gout uống thường xuyên. 

Nuoc-ep-dua-chuot-Nuoc-uong-giam-axit-uric.webp

Nước ép dưa chuột - Nước uống giảm axit uric 

Nước đậu đen rang đẩy lùi nguy cơ tái phát gout 

Có thể bạn chưa biết, nước đậu đen rang là một loại nước uống giảm axit uric máu rất tốt. Đậu đen với hàm lượng cao antoxian có khả năng chống oxy hóa giúp kháng viêm, giảm nhanh cảm giác đau nhức vùng khớp. Bên cạnh đó, nước đậu đen có đặc tính thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc cũng góp phần thúc đẩy hoạt động đào thải axit uric qua thận, giảm tái phát cơn gout cấp. 

Đậu đen có tính mát nên cần tránh sử dụng trên người có thể hàn, bị tiêu chảy, chân tay lạnh, thường xuyên đau lưng. Bên cạnh đó, người già, trẻ nhỏ hay người có thể lực yếu cũng không nên uống loại nước này. 

Nước ép trái anh đào trị gout hiệu quả 

Trái anh đào chứa hàm lượng procyanidin, anthocyanin cao có khả năng chống viêm mạnh. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng của cơn gout cấp. Bên cạnh đó, vitamin C trong loại quả này cũng góp phần tăng đào thải axit uric qua thận. 

Nuoc-ep-trai-anh-dao-chua-nhieu-anthocyanin-vitamin-C-tot-cho-benh-gout.webp

Nước ép trái anh đào chứa nhiều anthocyanin, vitamin C tốt cho bệnh gout

Ngăn ngừa bệnh gout nhờ nước lá vối

Lá vối có tác dụng lợi tiểu từ đó tăng đào thải uric qua thận. Chất flavonoid trong lá vối có khả năng kháng viêm nên giúp giảm sưng, đau khớp. Ngoài ra, lá vối còn chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp dự phòng nguy cơ nhiễm trùng khớp do vi khuẩn thâm nhập. 

Phụ nữ có thai, trẻ em, người gầy yếu không nên uống nước lá vối. Cần tránh uống ngay sau ăn do ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của cơ thể. 

Nước ép cần tây - Thức uống dành cho người bị gout

Nước ép cần tây có tính kiềm nên giúp trung hòa, giảm nồng độ axit uric máu. Hợp chất luteolin tìm thấy trong rau cần tây có tác dụng ức chế enzym gây phản ứng viêm trong cơ thể. 

Đồng thời, hoạt tính kháng viêm còn có được nhờ chất polyacetylen trong nước ép cần tây. Chất này có tác dụng ức chế tình trạng viêm cấp tính trong một số bệnh lý như gout, viêm khớp dạng thấp,... Ngoài ra, hàm lượng ion natri và kali cao trong cần tây còn thúc đẩy quá trình bài niệu axit uric ở thận. 

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng nên tránh sử dụng nước ép cần tây trên một số đối tượng. Bao gồm người đang mắc bệnh thận, huyết áp thấp hay phụ nữ mang thai. 

Nuoc-ep-can-tay-giup-giam-nong-do-axit-uric-trong-mau.webp

Nước ép cần tây giúp giảm nồng độ axit uric trong máu 

Chặn đứng nguy cơ tái phát gout nhờ nước ép lá tía tô

Lá tía tô có chứa hàm lượng cao các tinh dầu và chất chống viêm như limonene, pinene, dihydrocumin, lutein... đem đến tác dụng giảm viêm, sưng đau khớp cho người mắc bệnh gout. Đồng thời, hợp chất (Z,E)-2-(3,5-dihydroxyphenyl) ethenyl ester trong tía tô có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase từ đó giảm lượng axit uric tạo thành.

Dịch chiết lá tía tô còn có tác dụng lợi tiểu nên tăng cường quá trình bài xuất axit uric qua đường tiểu. Do đó, nước tía tô là một loại nước uống giảm axit uric máu. 

Kết hợp Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gout 

Bên cạnh các loại nước uống kể trên, các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị gout như Hoàng Thống Phong cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng của gan, thận từ đó đảm bảo quá trình chuyển hóa và thải trừ axit uric ra khỏi cơ thể, giảm các triệu chứng đau do gout. 

Hoang-Thong-Phong-ho-tro-dieu-tri-benh-gout-giam-nong-do-axit-uric-trong-mau.webp

Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm nồng độ axit uric trong máu

Nút đặt mua.webp

Hoàng Thống Phong đã nhận được nhiều nhận xét tích cực từ các chuyên gia, bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu. Bác sĩ Nguyễn Thị Lực có kinh nghiệm trên 30 năm trong khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp chia sẻ: "Sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp giảm đau trong đợt viêm cấp đồng thời ngăn ngừa tái phát cơn gout. Sản phẩm không gây tổn hại chức năng gan, thận, dạ dày như các thuốc giảm đau chống viêm tây y".

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bệnh gout nên uống nước gì. Ngoài các loại nước nên uống kể trên, người mắc gout cần kiêng sử dụng rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas,... để tránh tái phát và tiến triển bệnh. Mọi câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp về chủ đề bệnh gout nên uống nước gì, bạn đọc hãy để lại bình luận để được giải đáp miễn phí sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/gout-pictures/7-drinks-that-can-increase-your-gout-risk.aspx

https://www.webmd.com/arthritis/news/20091019/fighting-gout-with-skim-milk-and-water

https://www.medicinenet.com/what_is_the_best_thing_to_drink_if_you_have_gout/article.htm