Gout là một bệnh cơ xương khớp phổ biến trên lâm sàng. Theo báo cáo thống kê tại hội thảo chuyên môn về bệnh gout được tổ chức ở Bệnh viện nhân dân 115 cho thấy, số lượng người mắc ngày càng tăng, lên tới 940.000 người vào năm 2014. Gout không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong vận động mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, các thông tin chi tiết về bệnh gout sẽ được đưa tới bạn đọc.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là sự lắng đọng nhiều tinh thể urat ở mô, hay gặp trong và quanh các khớp gây ra tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính. Cơn đau cấp dễ tái đi tái lại, thường gặp ở khớp bàn ngón chân.
Trên lâm sàng, tỷ lệ nam giới mắc bệnh gout cao hơn nữ giới. Trong đó, đa số gặp phải ở đàn ông trung niên hoặc phụ nữ sau mãn kinh. Các trường hợp người trẻ tuổi bị gout thường hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tiến triển nặng nếu khởi phát trước 30 tuổi.
Cơn gout cấp thường khởi phát đột ngột bởi chấn thương, căng thẳng, phẫu thuật, sau khi sử dụng một số thuốc hay bữa ăn giàu nhân purin. Một số người bệnh không tuân thủ điều trị, sự lắng đọng tinh thể urat tăng lên, kéo dài trong nhiều năm gây gout mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh gout là sự lắng đọng tinh thể urat ở các mô quanh khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Bệnh gout xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Nồng độ acid uric máu tăng cao khiến tinh thể urat bị tích lũy nhiều trong ổ khớp và các mô lân cận gây viêm. Mức độ cũng như thời gian nồng độ acid uric máu tăng càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ càng cao. Ba yếu tố chính gây ra tình trạng này, bao gồm: Giảm bài xuất acid uric qua thận, tăng sản xuất hay chuyển hóa từ thức ăn đưa vào cơ thể.
Giảm bài xuất acid uric qua thận
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh gout. Tình trạng này có thể gặp phải do người bệnh sử dụng các thuốc lợi tiểu hoặc thận bị tổn thương. Ví dụ như trong các bệnh lý như sỏi thận, suy thận,... khả năng thải trừ acid uric sẽ bị giảm đi đáng kể.
Sử dụng rượu bia nhiều dẫn tới tăng chuyển hóa nhân purin ở gan, tăng sinh acid lactic - chất ngăn cản sự bài tiết acid uric máu ở ống thận. Đối với người ghép tạng phải sử dụng liều cao cyclosporin có thể gây ngộ độc, tổn thương ống thận từ đó gây ứ trệ acid uric.
Tăng tiêu thụ thực phẩm chứa nhân purin
Sự phân hủy các tế bào chứa nhân purin sẽ gây tăng lượng acid uric trong cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu nhân purin có thể kể đến như: Nấm, măng tây, hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,...
Ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purin như măng tây gây tăng acid uric máu
Tăng tổng hợp acid uric máu
Tình trạng này có thể gặp phải trong một số bệnh lý huyết học như bạch cầu cấp, u lympho, tan máu,... hay sau liệu pháp xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi đó, nhiều tế bào bị đẩy nhanh tốc độ chết theo chu trình gây tăng acid uric máu.
Bên cạnh đó, sự tăng sản xuất acid uric có thể gặp phải do bất thường di truyền. Một số trường hợp khác, khi thiếu hụt enzym hypoxanthin-guanin phosphoribosyl transtransferase (ví dụ như trong hội chứng Lesch - Nyhan) sẽ gây tăng uric máu.
Triệu chứng thường gặp trong bệnh gout
Cơn gout cấp khởi phát đột ngột về đêm với triệu chứng điển hình là tình trạng viêm tại khớp, thường gặp nhất ở ngón chân cái. Một số khớp khác như mu bàn chân, đầu gối, cổ hay khuỷu tay cũng có thể bị viêm do gout. Hiếm gặp ở vùng khớp háng, vai, ức đòn,...
Người bệnh thấy khớp bị sưng to, nóng đỏ, căng bóng, đau nhiều kể cả khi chỉ chạm nhẹ. Điều này gây hạn chế vận động, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc. Trong đợt đau cấp, tình trạng viêm sưng khớp khiến thân nhiệt tăng nhẹ, kèm theo cảm giác ớn lạnh, rét run, mệt mỏi, ăn kém,...
Cơn gout đầu tiên thường chỉ gây viêm một khớp và kéo dài vài ngày. Các cơn về sau gây ảnh hưởng tới nhiều khớp cùng lúc, kéo dài hơn, có thể lên đến 3 tuần nếu điều trị kém. Cường độ đau của các cơn tăng dần, xen kẽ với những đợt viêm không triệu chứng. Một vài cơn gout cấp có thể diễn ra đều đặn hàng năm.
Khớp bị viêm sưng, nóng đỏ trong bệnh gout
>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 triệu chứng bệnh gút giúp phát hiện bệnh kịp thời
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Gout là một bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh không những phải chống chọi với cơn đau cấp dữ dội mà còn đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng khó lường. Một số biến chứng thường gặp như xuất hiện hạt tophi, tổn thương thận, hệ tim mạch,...
Hạt tophi
Hạt tophi thường xuất hiện trên người bị gout mạn tính, có thể ở nhiều vị trí như bàn ngón tay, bàn chân, gân achille,... Hạt này sẽ gây đau hoặc không.
Khi có sự cố va chạm, ma sát lên hạt tophi, chúng dễ bị vỡ, chảy ra ngoài nhiều tinh thể urat màu trắng giống như phấn. Nhiễm trùng hạt tophi không chỉ gây biến dạng, thoái hóa khớp mà còn là con đường dẫn tới nhiễm khuẩn ổ khớp nghiêm trọng gây mất khả năng vận động.
Biến chứng thận do gout
Trong môi trường pH acid của nước tiểu, các tinh thể urat dễ kết tụ lại tạo thành sỏi. Sỏi thận urat không có tính chất cản quang, chỉ được phát hiện thông qua siêu âm cơ quan tiết niệu.
Người bệnh có thể gặp phải nhiều cơn đau quặn thận do sỏi di chuyển. Hơn nữa, khi di chuyển, chúng ma sát với các mô sẽ gây tổn thương các tế bào thận, dẫn tới tình trạng viêm ở vùng kẽ, đài bể thận,...
Biến chứng do dùng thuốc điều trị
Các thuốc giảm đau dùng trong bệnh gout có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như viêm dạ dày ruột, tăng đông máu, suy thận, suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, hội chứng cushing,... Với người dùng colchicin, cần lưu ý tác dụng phụ như tiêu chảy cấp khi quá liều thuốc. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị dị ứng với một hay nhiều thuốc điều trị gout.
Người bệnh có thể bị loét dạ dày do sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs
Biến chứng tim mạch
Acid uric tăng cao trong máu sẽ kích thích giải phóng nhiều gốc tự do, hoạt hóa chất trung gian hóa học gây viêm, dẫn tới tăng kết tụ tiểu cầu tạo vi huyết khối. Các phản ứng viêm kéo dài sẽ làm tổn thương thành mạch.
Tinh thể urat có thể lắng đọng tại những mảng xơ vữa trong mạch máu. Từ đó, gây tổn thương hệ mạch, van tim, giảm lưu thông khí huyết. Đây là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tai biến, đột quỵ.
Bệnh gout và cách điều trị
Người bệnh cần được chữa trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị bao gồm thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, sử dụng thuốc và sản phẩm thảo dược hỗ trợ.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho người bệnh gout
Người bị gout cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để kiểm soát các cơn đau và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng:
- Thực đơn đảm bảo đủ các nhóm chất như người bình thường, tuy nhiên cần hạn chế chất đạm giàu nhân purin đặc biệt là nhóm III (trên 150mg/100g thức ăn) như nấm, măng tây, gan, óc, nước luộc thịt, cá sardine, thịt đỏ,...
- Hạn chế một số loại nước uống khiến acid uric máu tăng, gây khởi phát cơn gout cấp như bia, rượu, chè, cafe,... Nên sử dụng các loại đồ uống có tính kiềm như nước khoáng bicarbonat.
- Sử dụng nhiều rau xanh, trái cây ít chua để tránh lắng đọng nhiều tinh thể urat.
- Hạn chế hoặc điều chỉnh việc dùng một số thuốc như aspirin liều thấp, các nhóm lợi tiểu,... để tránh gây tăng acid uric.
- Xây dựng thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và thải trừ uric máu.
- Định kỳ đến bệnh viện kiểm tra để tầm soát biến chứng nguy hiểm, điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp.
Người bị gout nên ăn nhiều rau xanh
Bệnh gout uống thuốc gì?
Nguyên tắc cơ bản điều trị gout bằng thuốc như sau:
- Cắt cơn đau cấp: NSAIDs, corticoid hay colchicin.
- Dự phòng tái phát cơn cấp: Colchicin hay NSAIDs uống mỗi ngày.
- Ngăn cản lắng đọng thêm tinh thể urat: Bằng cách giảm nồng độ acid uric máu nhờ các thuốc allopurinol, febuxostat, probenecid,...
- Đồng thời, cần điều trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mắc kèm như tăng lipid máu, thừa cân béo phì, tiểu đường,...
Điều trị cơn gout cấp
- NSAIDs: Có hiệu quả và dung nạp tốt với các cơn gout cấp. Nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng kali máu, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,...
- Colchicin đường uống: Phát huy hiệu quả trong 12-24h từ thời điểm khởi phát cơn cấp tính. Lưu ý với người bị suy thận hay đang sử dụng kháng sinh clarithromycin cần được giảm liều hoặc thay đổi thuốc điều trị.
- Corticoid: Thuốc này được tiêm dưới dạng este tinh thể sau khi phần dịch ở khớp tổn thương được hút ra. NSAIDs và corticoid nên dùng cho tới khi đợt viêm hết hoàn toàn để phòng tránh tái phát.
Prednison là một loại corticoid được dùng trong đợt gout cấp tính
Phòng ngừa các cơn tái phát
Tần suất tái phát cơn gout cấp giảm đi nhờ uống hai viên colchicin 0,6mg một ngày. Trong trường hợp, đã dùng colchicin liều dự phòng, nên thay thế bằng NSAIDs để cắt cơn cấp tính. Bên cạnh đó, sử dụng NSAIDs liều thấp đều đặn mỗi ngày cũng là biện pháp để phòng tránh tái phát cơn gout.
Giảm nồng độ acid uric trong máu
Mục tiêu điều trị là giảm nồng độ acid uric máu xuống dưới 6 mg/dL. Nếu có hạt tophi, cần giảm nồng độ acid uric xuống thấp hơn, khoảng 5 mg/dL. Một số thuốc được sử dụng gồm có:
- Allopurinol: Thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu. Lưu ý đặc biệt với người bị suy thận, cần giảm liều khởi đầu để tránh phản ứng quá mẫn. Người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, viêm mạch, giảm bạch cầu,... trong quá trình sử dụng thuốc này.
- Febuxostat: Thuốc ức chế tổng hợp acid uric tốt hơn allopurinol nhưng đắt tiền sử dụng cho những người không đáp ứng điều trị với allopurinol.
- Probenecid: Thuốc tăng thải acid uric theo đường tiết niệu. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau lợi,...
Bệnh gout có cần phẫu thuật không?
Một số trường hợp sau có thể được chỉ định phẫu thuật trị gout:
- Kém đáp ứng với thuốc điều trị.
- Có biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn chức năng thận, hạt tophi,...
- Hạt tophi bị vỡ loét, hoại tử gây nhiễm trùng.
- Kích thước hạt tophi lớn gây chèn ép thần kinh.
- Khớp bị phá hủy, xói mòn.
Dùng thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh gout
Ngoài sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để cải thiện và ngăn ngừa biến chứng. Điển hình như sản phẩm Hoàng Thống Phong với thành phần chính là cao trạch tả. Trạch tả được nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc, cho thấy tác dụng tăng cường thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể.
Hoàng Thống Phong được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn ở Việt Nam. Tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy 59,3% người bệnh hết đau khớp trong 2 ngày đầu và không xuất hiện cơn tái phát sau khi dùng colchicin kết hợp với Hoàng Thống Phong. Tại bệnh viện Tuệ Tĩnh, nghiên cứu chỉ ra khi dùng đồng thời sản phẩm thảo dược này với colchicin, hiệu quả giảm đau tăng lên và số lượng khớp viêm giảm đi.
Sản phẩm Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn
Rất nhiều người bệnh đã có những phản hồi tích cực về sản phẩm Hoàng Thống Phong. Có thể kể đến như trường hợp của ông Đoàn Đình Quỳnh (Nghệ An), ông chia sẻ: "Tôi đã bị gout hơn 20 năm, phải vật lộn với những cơn đau dữ dội. Chỉ sau hai tháng kiên trì sử dụng Hoàng Thống Phong, các cơn gout giảm hẳn với mức độ đau rất nhẹ".
Không chỉ người bệnh, nhiều chuyên gia y tế cũng đưa ra những nhận xét tốt về sản phẩm. Một trong số đó là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Thị Lực: "Các thành phần trong Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ thải trừ acid uric máu, có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ như thuốc tây. Tôi khuyến cáo người bệnh nên dùng lâu dài, ít nhất từ 3-6 tháng". Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Lực về sản phẩm trong video dưới đây:
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh gout. Người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong để cải thiện, ngăn ngừa biến chứng, hạn chế tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms-causes/syc-20372897