Gout là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến. Người bệnh phải đối mặt với những cơn gout cấp dữ dội, đột ngột, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, một số thắc mắc liên quan về bệnh gout cấp tính sẽ được giải đáp.

Bệnh gout cấp tính

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa axit uric, dẫn tới tăng lắng đọng tinh thể urat ở tổ chức trong đó có các khớp. Bệnh lý này gồm hai dạng khác nhau: Thể cấp và mạn tính. 

Bệnh gout cấp tính bao gồm những cơn đau xảy ra đột ngột, thường sau bữa ăn nhiều chất đạm (nhất là những thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng,...). Uống rượu bia nhiều, chấn thương, nhiễm khuẩn, vận động mạnh hay stress tâm lý cũng là các yếu tố làm xuất hiện cơn gout cấp. 

Theo thống kê, cơn gout cấp hay xuất hiện ở độ tuổi từ 35 - 55, ít thấy ở người dưới 25 hay trên 65 tuổi. Trong đó, phụ nữ trước tuổi mãn kinh thường ít mắc bệnh gout. Ngược lại, ở nam giới, càng trẻ thì bệnh càng nghiêm trọng. 

Tinh-the-urat-lang-dong-tai-khop-gay-gout-cap-.webp

Tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây gout cấp 

Nguyên nhân gây ra bệnh gout cấp

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hình thành cơn gout cấp chủ yếu là do sự chuyển hóa axit uric trong cơ thể bị rối loạn khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu.

Lượng axit uric máu tăng lên bởi nhiều yếu tố như:

  • Người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm giàu nhân purin như các loại thịt đỏ, nấm, trứng, hải sản,... Chất này sẽ được chuyển hóa bởi enzym xanthin oxidase trong cơ thể thành axit uric. 
  • Sử dụng một số thuốc tây như: Aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu,... gây tăng uric máu.
  • Uống nhiều bia, rượu: Gây hoạt hóa enzym xanthin oxidase từ đó gián tiếp làm tăng axit uric trong máu. 
  • Quá trình thải trừ qua thận bị suy giảm: Do bệnh lý thận, bệnh tim mạch,... 
  • Rối loạn chuyển hóa di truyền trong gia đình hoặc do bệnh lý mắc kèm như đái tháo đường, kháng insulin. 

Trong cơ thể, axit uric tăng lắng đọng lại ở các mô khớp, gân, xương, màng hoạt dịch,... dưới dạng các tinh thể urat hình kim sắc nhọn. Chính điều này đã gây nên cơn gout cấp với các biểu hiện như đau, viêm, sưng đỏ khớp. 

Uong-nhieu-bia-ruou-gay-tang-axit-uric-mau-.webp

Uống nhiều bia rượu gây tăng axit uric máu 

Triệu chứng các cơn gout cấp

Cơn đau cấp thường đến đột ngột vào buổi đêm, gây đau sưng khớp, đa số ở vị trí bàn ngón chân cái. Người bệnh có thể thấy rõ tình trạng sưng to, nóng đỏ khớp, chạm nhẹ cũng gây đau dữ dội khiến khả năng di chuyển, vận động bị hạn chế. 

Bên cạnh cảm giác sưng đau, trong cơn gout cấp, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng sau: 

  • Bị sốt nhẹ kèm ớn lạnh, sức khỏe giảm.
  • Ăn uống kém ngon miệng, kén ăn.
  • Các cơn đau khớp trở nặng về ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. 
  • Tê cứng khớp ở ngón chân cái.

Một cơn gout cấp tính thường kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, sau đó tình trạng viêm sưng giảm dần. Bệnh lý này dễ tái phát, thường xuất hiện 1 - 2 lần đau cấp trong năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, một số trường hợp, có thể tới 10 năm mới tái phát nếu được điều trị kịp thời. 

Nguoi-benh-co-the-bi-sot,-on-lanh-trong-con-gout-cap-tinh.webp

Người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh trong cơn gout cấp tính

Chẩn đoán bệnh gout cấp 

Theo tài liệu "hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh cơ xương khớp" của Bộ Y tế, bệnh gout có thể được xác định theo một trong hai tiêu chuẩn: Bennet và Wood (1968) hoặc ILAR và Omeract (2000). 

Theo tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) với độ nhạy 70% và độ đặc hiệu 82,7%, xác định người bệnh bị gout nếu thỏa mãn tiêu chuẩn a hoặc b dưới đây: 

a. Hoặc tìm thấy các tinh thể urat tích lũy trong dịch khớp hay hạt tophi.

b. Hoặc có ít nhất hai yếu tố ở bên dưới:

  • Tiền sử/hiện tại đã có ít nhất hai đợt đau, sưng khớp cấp tính, dữ dội và khỏi hoàn toàn trong 2 tuần. 
  • Tiền sử/hiện tại có sưng khớp cấp tính ở bàn ngón chân cái.
  • Có hạt tophi.
  • Đáp ứng với thuốc colchicin trong 48 giờ ở tiền sử/hiện tại. 

Phác đồ điều trị gout cấp 

Khi xuất hiện cơn gout cấp tính, mục tiêu điều trị hàng đầu là giảm đau sưng và ức chế quá trình viêm khớp. Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc cũng như thảo dược nhằm giảm đau, chống viêm. 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi bị gout cấp 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bị gout cấp cần được điều chỉnh phù hợp để tránh tái phát cơn đau cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên áp dụng theo chế độ như sau:

  • Hạn chế thực phẩm giàu nhân purin như các loại thịt đỏ, hải sản, trứng, nấm, măng,...
  • Hạn chế một số loại nước uống gây tăng axit uric máu như rượu, chè, bia, cafe,...
  • Nên sử dụng các loại nước có tính kiềm nhẹ như nước khoáng bicarbonat để trung hòa bớt axit uric dư thừa.
  • Bổ sung trái cây, rau xanh để tăng thải trừ axit uric như súp lơ, cải bẹ xanh, cherry,...
  • Sử dụng dầu ăn nguồn gốc thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu oliu,... để giảm bớt lượng chất béo có hại.
  • Nên hấp, luộc thức ăn; hạn chế các món xào, chiên.
  • Xây dựng và duy trì tập luyện thể dục hàng ngày nhằm giảm tình trạng béo phì, tăng cường sức khỏe. 
  • Nghỉ ngơi; tránh căng thẳng, lo âu quá mức gây khởi phát cơn gout cấp. 
  • Tránh dùng một số loại thuốc gây tăng axit uric máu như thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp,...
  • Điều trị ngay một số bệnh lý chuyển hóa mắc kèm như bệnh tiểu đường, thận, tim mạch,... 

Tap-the-duc-deu-dan-giup-phong-ngua-cac-con-gout-cap.webp

Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa các cơn gout cấp

Thuốc trị gout cấp 

Bốn nhóm thuốc chính thường được chỉ định điều trị gout cấp bao gồm: NSAIDs, corticoid, colchicin và thuốc hạ uric máu. Tình trạng cụ thể của cơn gout, bệnh mắc kèm và khả năng dung nạp sẽ là các yếu tố được cân nhắc để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Các NSAIDs

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, ketoprofen, aspirin, naproxen, indomethacin,... có mặt trong hầu hết phác đồ điều trị gout cấp tính. Nhóm thuốc này có nhược điểm là chỉ có khả năng duy trì tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, gây nhiều tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, loét dạ dày,...

Corticosteroid

Prednisone là một thuốc trong nhóm thường được sử dụng cho người bệnh gout. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng bất lợi nên chỉ được cân nhắc nếu người bệnh không đáp ứng hoặc chống chỉ định với hai nhóm thuốc còn lại. 

Thuốc này có thể được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc dùng theo đường uống. Tuy đem lại hiệu quả giảm đau, chống viêm nhanh chóng, nhưng cần tránh lạm dụng corticoid để hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng như: 

  • Gây tăng đường huyết.
  • Loãng xương.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy tuyến vỏ thượng thận. 
  • Hội chứng cushing. 
  • Nhiễm trùng. 

Colchicine 

Với khả năng chống viêm chọn lọc, colchicin thường được sử dụng để kiểm soát cơn gout cấp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng liều cao thuốc này, có thể gây độc cho gan, thận, tủy xương,... 

Colchicin chỉ phát huy tốt tác dụng trong 12 - 36h đầu của cơn đau cấp. Người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy,... 

Thuoc-colchicin-phat-huy-tac-dung-trong-12---36h-ke-tu-thoi-diem-khoi-phat-con-gout-cap-.webp

Thuốc colchicin phát huy tác dụng trong 12 - 36h kể từ thời điểm khởi phát cơn gout cấp 

Thuốc giảm axit uric máu

Nhóm thuốc này gồm các dược chất có tác dụng ức chế tạo thành hoặc tăng thải trừ axit uric. Một số dược chất chính có thể kể đến như: 

  • Allopurinol: Chỉ định khi cơn đau cấp thuyên giảm, sau 1 - 2 tuần sử dụng colchicin. Có thể gây buồn nôn, nôn, ban da, dị ứng,...
  • Probenecid, benziodaron,...: Không sử dụng cho người bệnh có axit uric niệu trên 600mg/24h, suy thận, người cao tuổi, sỏi thận. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện cơn gout cấp

Nhiều loại thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị gout hiệu quả, điển hình như thảo dược trạch tả. Nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc, trạch tả được chỉ ra có khả năng tăng cường chuyển hóa nước giúp bài tiết chất có hại ra khỏi cơ thể đặc biệt là axit uric - Nguyên nhân gây ra bệnh gout. 

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu chứng minh hiệu quả của thảo dược trong hỗ trợ điều trị gout, sản phẩm Hoàng Thống Phong được ra đời. Với sự kết hợp cao trạch tả với nhiều thành phần thảo dược khác đem tới hiệu quả cải thiện cơn gout cấp cao hơn như nhọ nồi, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, ba kích. Ông Phạm Ngọc Hiền (Thanh Hóa) đã đẩy lùi nỗi lo bệnh gout nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược này. Ông chia sẻ: "Sau 3 tháng dùng kiên trì, axit uric máu giảm đi, tôi ăn ngủ tốt hơn, không bị buồn nôn hay đau dạ dày như khi uống thuốc tây". 
 

Chia-se-cua-ong-Hien-sau-khi-su-dung-san-pham-Hoang-Thong-Phong.webp

Chia sẻ của ông Hiền sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong

Nút đặt mua.webp

Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 27 người bệnh sau 6 tháng sử dụng kết hợp colchicin và Hoàng Thống Phong, có tới 88,9% người dùng đạt ngưỡng axit uric máu trở về bình thường và 59,3% hết đau khớp trong 2 ngày đầu. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Tuệ Tĩnh cho thấy, sử dụng Hoàng Thống Phong không gây ra các tác dụng phụ trên lâm sàng.

Không chỉ được người bệnh gout lựa chọn, nhiều chuyên gia, bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu cả nước cũng có những đánh giá tích cực về sản phẩm này. Kể đến như nhận xét của chuyên gia Nguyễn Thị Lực: "Các thành phần trong sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp thúc đẩy sự đào thải axit uric qua thận. Người bệnh có thể dùng lâu dài mà không gặp tác dụng bất lợi như khi uống thuốc tây". Hãy cùng lắng nghe chia sẻ cụ thể của chuyên gia Nguyễn Thị Lực trong video dưới đây: 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh gout cấp tính. Tóm lại, nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này là do nồng độ axit uric tăng cao trong máu. Người bệnh xuất hiện các cơn đau đột ngột, sưng tấy, nóng đỏ khớp. Để bệnh cải thiện cũng như hạn chế biến chứng, hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thích hợp. Bạn có thể lựa chọn Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị gout. Hãy liên hệ tới số điện thoại 0902207582 hoặc để lại bình luận để được giải đáp mọi băn khoăn của bạn về cơn gout cấp tính.