Gout là bệnh viêm khớp do sự rối loạn chuyển hoá purin làm tăng axit uric trong máu. Axit uric máu tăng cao trong thời gian dài sẽ kết tinh dưới dạng tinh thể urat lắng đọng tại các tổ chức như mô, gân, sụn khớp,... gây ra gout. Dựa vào cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân bệnh gout được chia làm 2 nhóm là nguyên phát và thứ phát

Nguyên nhân bệnh gout nguyên phát 

Nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh gout đến nay chưa được xác định rõ. Theo các chuyên gia y tế, chế độ dinh dưỡng giàu purin được cho là yếu tố làm bệnh gout hình thành và tiến triển nặng thêm. Thường gặp ở nam giới (95%) trong độ tuổi từ 30-60.

Nhân purin trong cơ thể có 2 loại: Nội sinh và ngoại sinh. Purin nội sinh là kết quả của quá trình chuyển hóa axit nucleic trong tế bào. Purin ngoại sinh có nguồn gốc từ các loại thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin sẽ làm nồng độ axit uric tăng cao và hình thành bệnh gout. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu purin làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

  • Thịt động vật nuôi/hoang dã: Gà lôi, thịt thú rừng, thỏ, chim cút, nội tạng động vật (tim, gan, lá lách, thận,...), thực phẩm được chế biến từ nội tạng (xúc xích, pate, ...).
  • Đồ ăn lên men: Nem chua, dưa muối...
  • Trứng các loại cá biển: Trứng cá hồi, cá tuyết,...
  • Hải sản: Cá trích, cá thu, cá mòi, tôm càng, cá cơm, sò điệp,... 

Như vậy, người sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao trong thời gian dài, đặc biệt là những thực phẩm kể trên sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

An-nhieu-hai-san-giau-purin-nhu-tom-bien-ca-trich-ca-moi-la-yeu-to-gay-gout-nguyen-phat.webp

Ăn nhiều hải sản giàu purin như tôm biển, cá trích, cá mòi,... là yếu tố gây gout nguyên phát

>>> XEM THÊM: Những thông tin về tinh thể urat mà người bệnh gout cần biết

Nguyên nhân bệnh gout thứ phát

Nguyên nhân gây bệnh gout thứ phát thường là do bệnh lý, gen di truyền, tác dụng phụ của thuốc,... làm tăng tổng hợp hoặc giảm thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể. Cụ thể là: 

  • Gen di truyền là nguyên nhân thứ phát gây bệnh gout, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Sự thiếu hụt men HGPRT hoặc tăng hoạt tính men PRPP bẩm sinh làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể. 
  • Chức năng thận suy giảm trong một số bệnh lý như viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận,... dẫn đến quá trình đào thải uric kém. Axit uric bị ứ đọng lại trong cơ thể sẽ kết tinh thành các tinh thể urat tại ổ khớp, thận gây bệnh gout
  • Bệnh về máu như bạch cầu cấp gây phân giải nhiều tế bào chứa nhân purin từ đó làm nồng độ uric máu tăng cao. 
  • Sử dụng thuốc hay các phương pháp như xạ trị, hóa trị,... để tiêu diệt tế bào ung thư trong các bệnh lý ác tính. Điều này cũng khiến axit uric máu tăng do khi đó, cả tế bào ác tính và lành tính đều bị phân hủy làm giải phóng nhân purin trong cơ thể. 
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu như furosemid, acetazolamid,... có thể làm tăng nguy cơ bị gout. Do các thuốc này khiến cơ thể tái hấp thu axit uric ở ống thận khiến nồng độ chất này trong máu tăng lên. 
  • Uống nhiều bia, rượu thúc đẩy chuyển hóa nucleotid và cản trở quá trình phân giải, thải trừ axit uric của thận. Đồng thời, bản thân bia cũng chứa hàm lượng purin lớn nên những người sử dụng loại đồ uống này thường xuyên có nguy cơ cao bị bệnh gout. 

Phương pháp điều trị bệnh gout hiệu quả 

Người mắc bệnh gout cần áp dụng kết hợp các phương pháp điều trị để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là 3 phương pháp chính bao gồm: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc và kết hợp một số thảo dược thiên nhiên. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học 

Người bệnh gout cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tiến triển nặng của bệnh.

Những thực phẩm nên sử dụng:

  • Bổ sung từ 500 - 1000mg vitamin C mỗi ngày giúp quá trình đào thải axit uric của thận diễn ra tốt hơn. Một số trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, ổi, dâu tây,...
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm giúp hòa tan sỏi urat ở thận. Đồng thời thúc đẩy quá trình thải trừ axit uric. 
  • Nên thay thế chất đạm động vật sang các loại thịt màu trắng như cá, lợn, gà,... do có hàm lượng purin thấp hơn các loại thịt đỏ mà vẫn đảm bảo cung cấp 50-100 gam protein cho cơ thể. 
  • Nên ăn cơm, mì, phở, bún,... chúng chứa ít nhân purin.
  • Bổ sung một số loại rau xanh, trái cây như cải bẹ xanh, lá sake, dâu tây, cherry, cam,... có khả năng tăng đào thải uric máu.
  • Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương,... để giảm nạp vào cơ thể chất béo xấu.

Những thực phẩm nên hạn chế: 

  • Sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purin cao gây tăng axit uric máu như thịt bò, tôm, cua, nội tạng động vật,... 
  • Một số loại rau xanh nhiều purin không tốt cho người bệnh gout có thể kể đến như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
  • Các loại gia vị như hạt tiêu, ớt cũng cần dùng hạn chế để tránh gây kích thích thần kinh tự chủ từ đó khởi phát bệnh gout. 
  • Uống rượu, bia có nguy cơ làm gia tăng sản sinh axit uric trong gan đồng thời ngăn cản thận thải trừ urat. 

Dau-tay-chua-nhieu-vitamin-C-giup-tang-dao-thai-uric-mau.webp

Dâu tây chứa nhiều vitamin C giúp tăng đào thải uric máu

>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 triệu chứng bệnh gút giúp phát hiện bệnh kịp thời

Sử dụng thuốc tây điều trị theo chỉ định 

Điều trị bệnh gout là một quá trình lâu dài, chia ra làm nhiều giai đoạn, bao gồm cấp tính và mạn tính.

Thuốc điều trị bệnh gout cấp tính: vai trò giảm nhanh các triệu chứng đau, viêm. 

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Naproxen, indomethacin,... Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết dạ dày,... 
  • Corticosteroid: Prednisone là một loại corticoid được kê đơn nhiều cho người có cơn gout cấp. Sau vài giờ dùng thuốc, cơn đau thuyên giảm thấy rõ. Tuy nhiên, việc lạm dụng liên tục/quá liều corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng huyết áp,... 
  • Colchicine: Được lựa chọn để giảm nhanh cơn đau cấp trong vòng 36 giờ kể từ thời điểm khởi phát. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng colchicin như tiêu chảy nặng, nôn mửa, đau bụng,... 

Thuốc điều trị bệnh gout mạn tính - Thuốc hạ axit uric máu gồm có: 

  • Thuốc ức chế xanthine oxidase: Ngăn tổng hợp axit uric máu từ nhân purin. Thuốc thường dùng là allopurinol, febuxostat...
  • Thuốc tăng thải axit uric qua nước tiểu: Giúp thận tăng lọc và thải trừ axit uric hiệu quả. Thường dùng là dược chất probenecid. 
  • Enzyme phân hủy axit uric: Thường được chỉ định khi các thuốc giảm axit uric kể trên không đạt được hiệu quả như mong đợi hoặc không phù hợp. Dược chất hay sử dụng trong nhóm này là pegloticase. 

Kết hợp sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên 

Hiện nay, sử dụng thảo dược thiên nhiên được đông đảo người bệnh gout lựa chọn để tăng cường hiệu quả điều trị. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cho người bị gout nhưng chỉ một số ít là có hiệu quả và an toàn. Phải kể đến trong số những sản phẩm có hiệu quả cao trong hỗ trợ hạ axit uric và các triệu chứng của gout, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong. Với các thành phần như trạch tả, ba kích, nhọ nồi, hạ khô thảo,... giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh gout mà lại an toàn khi dùng lâu dài.

Đặc biệt, Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của Hoàng Thống Phong ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho kết quả tích cực. Cụ thể, 88,9% người bệnh sau 6 tháng điều trị có axit uric máu ở giới hạn bình thường, 59,3% người bệnh tham gia nghiên cứu hết đau khớp trong 2 ngày đầu, đồng thời không có cơn gout tái phát trong 6 tháng tiếp theo. Trong suốt quá trình nghiên cứu, không phát hiện trường hợp nào bị tổn thương trên gan, thận và cơ quan tạo máu. Đặc biệt, không người bệnh nào gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Nghien-cuu-danh-gia-hieu-qua-cua-Hoang-Thong-Phong-trong-phong-va-dieu-tri-benh-gout-duoc-dang-tren-Tap-chi-Y-duoc-lam-sang-108-Tap-5-So-5-2010.webp

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong phòng và điều trị bệnh gout được đăng trên Tạp chí Y dược lâm sàng 108 Tập 5 - Số 5/2010

Cảm nhận của người bệnh gout sau khi dùng Hoàng Thống Phong

>> Bác Phạm Ngọc Hiền (địa chỉ tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

Bác Hiền phát hiện mình mắc bệnh gout cách đây 2 năm. Cứ mỗi khi có cơn gout cấp là ngón chân cái lại sưng to, đau đớn đến mất ngủ. Ngón chân sưng lên căng bóng, chỉ cần ai chạm nhẹ thôi là đau điếng cả người. Cứ mỗi khi như vậy là bác chỉ có thể nằm yên tại chỗ, rất hạn chế đi lại. Đi khám ở trạm y tế, bác mới phát hiện ra mình bị gout. Bác Hiền tâm sự, từ ngày biết mình bị bệnh gout, bác kiêng khem rất cẩn thận, sử dụng thuốc do bác sỹ chỉ định. Nhiều người cũng chỉ cách sử dụng các loại thảo dược như tía tô, trầu không,... để trị gout mà bác thấy hiệu quả không cao, lại mất thời gian chuẩn bị. Đọc trên báo bác biết đến viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout từ thảo dược Hoàng Thống Phong. Bác mua về dùng thử, ngay tháng đầu tiên chỉ số axit uric đã dần ổn định mà lại không bị đau dạ dày. Đến nay, bác thấy sức khỏe mình được cải thiện rõ rệt, tần suất xuất hiện gout cấp ít hơn và các cơn đau khớp không còn quá dữ dội.

>>> XEM THÊM: Chỉ nằm một chỗ vì ĐAU GÚT: Cụ ông đã cải thiện bệnh nhờ cách này

Hoang-Thong-Phong-ho-tro-giam-nong-do-axit-uric-mau-ngan-ngua-trieu-chung-dau-trong-gout-cap.webp

Hoàng Thống Phong hỗ trợ giảm nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa triệu chứng đau trong gout cấp

Nút đặt mua.webp

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các nguyên nhân bệnh gout. Tóm lại, bệnh gout xảy ra do nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý trên thận, máu, ung thư,... hay do sử dụng thuốc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nguyên nhân bệnh gout và các phương pháp điều trị, hãy để lại bình luận để nhận được giải đáp miễn phí sớm nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/muscle-bone-and-joints/conditions/gout

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms-causes/syc-20372897

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html