Gút được biết đến là một căn bệnh thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên, thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gút đang có xu hướng tăng. Điều này làm nhiều chị em vẫn thắc mắc về vấn đề phụ nữ có bị bệnh gút không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi: Phụ nữ có bị bệnh gút không và các phương pháp giúp cải thiện nhanh chóng, hiệu quả. 

Nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh gút ở nữ giới 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh, từ 51 tuổi trở lên lượng hormon estrogen được sản xuất ra ít hơn. Trong khi đó, estrogen được chứng minh có khả năng giúp thận đào thải axit uric ra ngoài cơ thể. Do đó, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ axit uric máu của người phụ nữ tăng dần qua các năm. Lâu dần, nếu lượng axit uric máu không được kiểm soát sẽ làm hình thành nên các tinh thể urat. Các tinh thể này có hình kim, thường lắng đọng tại mô khớp, gây tổn thương và viêm khớp. 

Độ tuổi từ 60 trở lên, tỷ lệ mắc bệnh gút ở cả nam và nữ dường như cân bằng nhau. Đến 80 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc gút nhiều hơn nam giới. Như vậy, có thể thấy nồng độ hormone estrogen ở nữ giới ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh gút

Ngoài ra, sử dụng một số thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nữ giới. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders 2017 cho thấy: Ở nữ giới, ngoài vấn đề suy giảm hormon estrogen thì việc sử dụng một số thuốc điều trị bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường,... cũng làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó, nguy cơ mắc gút ở nữ giới cũng tăng lên. 

“Phụ nữ có bị bệnh gút không?” là thắc mắc của rất nhiều người

“Phụ nữ có bị bệnh gút không?” là thắc mắc của rất nhiều người

>>> XEM THÊM: Những thông tin về tinh thể urat mà người bệnh gout cần biết

Bệnh gút ở phụ nữ có biểu hiện như thế nào?

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh gút ở nữ giới cũng tương tự như ở nam giới. Chỉ có điều, độ tuổi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của gút ở nữ giới muộn hơn. Quá trình tiến triển của bệnh gút ở nữ giới gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Lúc này, nồng độ axit uric trong máu tăng từ từ và âm thầm. Dường như không có dấu hiệu nào được thể hiện ra bên ngoài nên người bệnh sẽ cảm thấy như bình thường. 
  • Giai đoạn gút cấp tính: Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn này, tại các khớp sẽ xuất hiện những cơn đau cấp tính. Tần suất và cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian. Thông thường, các cơn đau này xuất hiện đột ngột vào ban đêm làm người bệnh tỉnh giấc. Có thể chỉ sau một bữa ăn giàu đạm hoặc uống nhiều bia rượu cũng làm khởi phát cơn gút cấp này. Kèm theo triệu chứng đau khớp là sưng tấy, nóng đỏ, phù nề xung quanh vùng da bao bọc khớp bị viêm. Sau từ 5-7 ngày, các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm dần và trở lại trạng thái bình thường. 
  • Giai đoạn gút mạn tính: Khi người bệnh thấy tại các khớp xuất hiện hạt nhỏ, nổi trên da và ấn không đau thì đó có thể là cục tophi. Để chẩn đoán xác định, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm dịch khớp. Nếu xuất hiện tinh thể urat thì có thể kết luận: Bệnh đã bước sang giai đoạn gút mạn tính. 

Thời gian tiến triển bệnh gút ở nữ giới từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính khá lâu, phải từ 10-20 năm. Tuy nhiên, khi hạt tophi đã xuất hiện thì chúng rất dễ tăng số lượng và khối lượng. Khi kích thước hạt tophi quá lớn làm chèn ép lên vùng da bao bọc nó thì có thể bị vỡ gây bội nhiễm.

Bệnh gút ở nữ giới thường xuất hiện ở độ tuổi sau khi mãn kinh

Bệnh gút ở nữ giới thường xuất hiện ở độ tuổi sau khi mãn kinh

Điều trị bệnh gút ở phụ nữ như thế nào?

Về cơ bản, các phương pháp điều trị bệnh gút ở nữ giới và nam giới cũng tương tự với nhau. Với mục tiêu chính là cải thiện các triệu chứng khi gặp phải cơn gút cấp và dự phòng tái phát bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric máu, người bệnh nên kết hợp các biện pháp sau đây:

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết trong phác đồ điều trị bệnh gút.

  • Tránh hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua, ghẹ,...
  • Tránh uống rượu để giảm nguy cơ tái phát cơn gút cấp. 
  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Nên uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2-4 lít/ngày. Có thể uống nước khoáng kiềm hoặc nước kiềm 14‰ để trung hòa axit uric trong máu. 
  • Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp và kiểm soát trọng lượng cơ thể hợp lý.

Hạn chế ăn hải sản do chứa nhiều purin làm tăng axit uric máu

Hạn chế ăn hải sản do chứa nhiều purin làm tăng axit uric máu

Sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn gút cấp

Thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng trong cơn gút cấp bao gồm: Colchicine, NSAIDs, corticosteroid.

  • Colchicine: Đây là loại thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng trong trường hợp tái phát cơn gút cấp. Nên dùng colchicine càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu sau khi cơn gút cấp khởi phát) để có hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình sử dụng cần theo dõi và căn chỉnh liều cho phù hợp, tránh dùng liều cao ngay từ ban đầu vì có nguy cơ gặp tác dụng phụ. 
  • NSAIDs (thường dùng như indomethacin, ibuprofen, naproxen,...): Nhóm thuốc này có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với colchicine. Tuy nhiên, NSAIDs chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, suy thận, suy gan,...
  • Corticoid: Thuốc này đường uống được chỉ định khi các thuốc kể trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định. Khi dùng corticoid cần rất hạn chế và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, corticoid còn được dùng để tiêm trực tiếp vào khớp giúp giảm đau nhanh chóng. 

Corticoid được sử dụng để giảm đau, kháng viêm trong trường hợp cơn gút cấp tái phát

Corticoid được sử dụng để giảm đau, kháng viêm trong trường hợp cơn gút cấp tái phát

>>> XEM THÊM: [CẬP NHẬT] Top 10 thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay

Sử dụng thuốc giảm axit uric để dự phòng tái phát

Nồng độ axit uric trong máu mà không được kiểm soát kịp thời thì có nhiều nguy cơ tái phát cơn gút cấp. Có 2 nhóm thuốc chính thường được chỉ định để cải thiện nồng độ axit uric máu ở người bệnh gút là:

  • Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric: Thường dùng là allopurinol với liều lượng căn chỉnh theo nồng độ axit uric máu. Thuốc này chỉ được kê khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm. Cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải như buồn nôn, nhức đầu, sốt nhẹ, dị ứng,...
  • Nhóm thuốc tăng đào thải axit uric: Phổ biến nhất là probenecid, sulfinpyrazon, benzbromarone,… Nhóm thuốc này chỉ áp dụng cho những trường hợp không gặp phải các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, sỏi thận,... 

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi là giải pháp được áp dụng khi hạt tophi quá lớn và có kèm biến chứng loét, bội nhiễm. Trong quá trình phẫu thuật cần dự phòng tái phát cơn gút cấp bằng colchicine. 

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt

Hoàng Thống Phong - Liệu pháp giúp cải thiện bệnh gút ở nữ giới 

Mỗi biện pháp kể trên đều có những ưu, nhược điểm riêng nên cần phải phối hợp chúng lại với nhau đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, nhiều người bệnh gút tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, Hoàng Thống Phong là sản phẩm được nhiều người bệnh gút tin tưởng và sử dụng. 

Có mặt trên thị trường từ năm 2008, Hoàng Thống Phong đã đồng hành với hàng ngàn người bệnh gút, giúp họ cải thiện các triệu chứng đau, sưng khớp và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược như trạch tả, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, ba kích,... Hoàng Thống Phong vừa hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của gút, vừa giúp giảm nồng độ axit uric máu, đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh. 

Hoàng Thống Phong đã được đưa vào nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 62 người bệnh gút và sử dụng Hoàng Thống Phong trong 30 ngày. Có 2 nhóm tham gia nghiên cứu, cụ thể như sau: 

  • Nhóm 1: Sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp thuốc giảm đau.
  • Nhóm 2: Chỉ sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần.

Kết quả cho thấy:

  • Về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
  • Về số lượng khớp viêm giảm: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
  • Về cải thiện triệu chứng theo y học cổ truyền: 100% đạt kết quả tốt.
  • Về mức độ giảm axit uric máu: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
  • Trong suốt quá trình sử dụng, Hoàng Thống Phong không gây tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng chức năng gan thận và các chỉ số sinh hóa.

Qua kết quả của nghiên cứu, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả cũng như độ an toàn của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ điều trị bệnh gút ở nữ giới

Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ điều trị bệnh gút ở nữ giới

dat-mua2.gif

Phụ nữ có bị bệnh gút không là thắc mắc của nhiều chị em hiện nay. Mong rằng bài viết trên đã có thể giải đáp được những thắc mắc của độc giả về vấn đề này. Hiểu về nguy cơ tiềm ẩn của bệnh gút ở nữ giới sẽ giúp các chị em có thể phòng ngừa và kiểm soát được các triệu chứng của gút nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn đọc có điều gì thắc mắc thêm về vấn đề này, hãy đặt câu hỏi ở phía dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng. 

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2860089/ 

https://www.webmd.com/women/news/20100330/age-drinking-raise-womens-gout-risk 

https://www.healthline.com/health/gout