Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau nhức và khó chịu. Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa dứt điểm bệnh gout. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị gout khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số cách điều trị gout an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị gout không sử dụng thuốc
Để ngăn ngừa triệu chứng bệnh cũng như giảm nguy cơ bùng phát cơn gout cấp cần phải đảm bảo 2 yếu tố: Giảm tổng hợp và tăng thải trừ acid uric. Dưới đây là một số phương pháp điều trị gout không cần sử dụng thuốc.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hòa tan acid uric từ đó tăng cường đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau khi người bệnh đang trong cơn gout cấp. Nước lọc sẽ là sự lựa chọn đơn giản và đem lại hiệu quả tốt trong điều trị gout.
Người bệnh cần tuyệt đối tránh rượu và nước ngọt vì chúng có thể làm tăng lượng acid uric trong máu. Lưu ý đối với những người bị suy tim xung huyết hoặc bệnh thận thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước có thể uống mỗi ngày.
Chườm đá vào vị trí khớp bị sưng đau
Việc chườm đá lạnh giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng viêm và cải thiện cơn đau do gout. Người bệnh có thể dùng túi vải mỏng để đựng đá, sau đó chườm vào khớp đang bị gout cấp. Mỗi lần cơn đau xuất hiện, bạn có thể chườm từ 10 đến 15 phút để cải thiện tình trạng đau.
Nghỉ ngơi, thư giãn, giảm căng thẳng
Cố gắng giảm căng thẳng, stress cũng là cách điều trị gout hiệu quả, ngăn ngừa sự tái phát của cơn gout cấp. Khi người bệnh căng thẳng và stress kéo dài, triệu chứng bệnh gout sẽ tiến triển trầm trọng hơn. Một số lời khuyên sau đây giúp bạn lấy lại tinh thần thoải mái và giảm áp lực:
- Tập luyện thể dục: Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng,...
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Cân bằng lại cuộc sống, dành thời gian nghỉ ngơi.
- Tránh vận động mạnh vì có thể gây tổn thương cho khớp.
Giảm căng thẳng và stress cũng là cách điều trị gout hiệu quả
>>> XEM THÊM: Hạt tophi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Nâng các khớp bị gout cao hơn
Việc nâng cao các khớp trong cơn gout cấp sẽ giúp giảm lưu lượng máu dồn xuống khớp, từ đó giảm tình trạng sưng, phù nề. Khi nâng cao những khớp này, máu và chất lỏng sẽ dịch chuyển khỏi khớp và trở về tim. Người bệnh có thể kết hợp phương pháp chườm đá lạnh để tăng cường hiệu quả giảm đau và sưng đỏ tại khớp.
Bổ sung nước chanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước chanh giúp giảm nồng độ acid uric máu. Nước chanh khiến cơ thể giải phóng ra nhiều calci carbonat. Chất này liên kết với acid uric giúp trung hòa và giảm nồng độ acid uric trong máu. Điều này giúp điều trị gout và phòng ngừa tái phát cơn đau. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ sụn khớp.
Tránh xa những thức ăn giàu purin
Việc tránh xa thức ăn chứa nhiều purin giúp giảm sản xuất acid uric trong cơ thể. Nhờ đó, tình trạng đau khớp do gout cấp gây ra được cải thiện, tần suất tái phát giảm đáng kể. Purin có nhiều trong hải sản (cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi, cá ngừ), nội tạng động vật (gan, tim,...), thực phẩm giàu chất béo. Ngoài ra, purin còn có mặt trong rượu, bia. Do đó, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm này. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình điều trị gout.
Người bệnh gout nên kiêng các loại thực phẩm giàu purin, đặc biệt là hải sản
>>> XEM THÊM: Cảnh giác: 3 triệu chứng gout ở nữ giới không nên chủ quan
Điều trị gout bằng các loại thuốc tây
Khi cơn đau dữ dội và vượt qua sức chịu đựng, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám. Tùy vào mức độ đau, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị cơn gout cấp
Nếu người bệnh đang trong cơn gout cấp, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giúp cắt cơn đau nhanh chóng. Cụ thể như sau:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm tình trạng đau, sưng tấy, phù nề tại khớp nhanh chóng. Một số hoạt chất thường được sử dụng như: Ibuprofen, naproxen, diclofenac, indomethacin, celecoxib,... Tuy giảm đau nhanh nhưng các loại thuốc này có thể gây loét dạ dày - tá tràng, suy gan,...
- Colchicine: Đây là thuốc được chỉ định đầu tay cho trường hợp bị gout cấp với tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh. Ngoài ra, colchicine còn được sử dụng trong phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nên dùng colchicine từ liều thấp rồi tăng dần để kiểm soát những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Thuốc này gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
- Thuốc corticoid: Các thuốc nhóm này giúp kiểm soát tình trạng viêm và đau do gout. Corticoid có thể dùng ở dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp (nếu đau dữ dội). Thay đổi tâm trạng, tăng lượng đường máu, tăng huyết áp,... là những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi dùng thuốc này để điều trị gout. Corticoid chỉ nên dùng khi 2 loại thuốc kể trên không đem lại hiệu quả như mong muốn hoặc chống chỉ định.
Corticoid được bác sĩ chỉ định cho những những trường hợp bệnh gout trở nặng
Thuốc giảm acid uric máu
Các thuốc giảm acid uric máu giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của gout có thể xảy ra trong tương lai. Các thuốc thường được chỉ định để điều trị gout là:
- Thuốc ức chế sản xuất acid uric: Các thuốc như allopurinol, febuxostat có công dụng hạn chế tổng hợp acid uric. Khi sử dụng allopurinol hoặc febuxostat, người bệnh có thể bị sốt, phát ban, viêm gan và một số vấn đề về thận.
- Thuốc tăng cường loại bỏ acid uric: Probenecid là thuốc được biết đến nhiều nhất trong nhóm này. Thuốc giúp tăng cường loại bỏ acid uric ra ngoài qua đường tiểu. Người gặp các vấn đề về thận như sỏi thận, suy thận,... không nên sử dụng nhóm thuốc này.
Trong quá trình điều trị gout, người bệnh không nên tự ý ngưng dùng hoặc tăng/ giảm liều để tránh nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn của thuốc.
Phương pháp ngoại khoa điều trị gout
Khi bệnh gout tiến triển nặng, khớp biến dạng bởi các hạt tophi thì có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Việc phẫu thuật loại bỏ các hạt tophi vừa có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm do hạt tophi quá to có thể vỡ ra bất cứ lúc nào.
Phẫu thuật thay khớp với mục đích khắc phục cơn đau và duy trì vận động cho người bệnh gout thể nặng. Hiện nay, khớp gối là vị trí được chỉ định thay thế nhiều nhất vì đây là khớp quan trọng trong việc di chuyển.
Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi giúp cải thiện khả năng di chuyển, đi lại của người bệnh
Sử dụng các loại thảo dược điều trị gout
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã sử dụng các loại thảo dược để điều trị gout. Trong hàng trăm vị thuốc quý, một số loại có công dụng hỗ trợ điều trị gout hiệu quả như: Trạch tả, nhọ nồi, hạ khô thảo, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá, nhàu,...
Trạch tả
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại và cổ truyền, trạch tả có tác dụng chống viêm, giảm sưng phù và ức chế sự tăng sinh của các tổ chức u hạt. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp lợi tiểu. Điều này làm tăng bài tiết acid uric và các chất cặn bã khác ra ngoài cơ thể. Nhờ những lợi ích này mà trạch tả chính là vị thuốc “quý giá” vừa cải thiện triệu chứng, vừa tăng đào thải acid uric, hỗ trợ cải thiện bệnh gout hiệu quả.
Nhọ nồi
Nhiều người biết đến vị thuốc này với cái tên cỏ mực. Nhọ nồi chứa các hoạt chất như: Tanin, alkaloid, saponin, stigmasterol, wedelolactone,... Chúng có tác dụng chống viêm và giảm sưng đau tại các khớp bị tổn thương. Ngoài ra, vị thuốc này còn hỗ trợ chức năng thận, tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu.
Hạ khô thảo
Theo các thuyết của y học cổ truyền, hạ khô thảo có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng, mát gan và lợi tiểu. Chính những công dụng này giúp hạ khô thảo trở thành vị thuốc “cứu tinh” cho bệnh gout, phòng ngừa những cơn đau tái phát trong tương lai.
Ba kích
Trong rễ ba kích chứa các thành phần như: Tectoquinon, iridoid, beta-sitosterol,... Những thành phần trên có tác dụng chống viêm, bổ thận, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ba kích giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng khi người bệnh lên cơn gout cấp.
Một số thảo dược thường được dùng để điều trị gout
Hoàng Thống Phong - Liệu pháp mới điều trị gout hiệu quả
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần thảo dược giúp hỗ trợ điều trị gout. Điển hình trong những sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng gout được nhiều người bệnh tin dùng đó là Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong là sự kết hợp của 7 loại thảo dược “quý” như: Cao trạch tả, cao nhàu, cao hạ khô thảo, cao ba kích, cao nhọ nồi, cao hoàng bá, cao thổ phục linh. Sự kết hợp hoàn hảo này đem lại cho Hoàng Thống Phong những công dụng như: Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gout nhờ cơ chế tăng thải trừ acid uric, cải thiện tình trạng viêm và sưng đau tại khớp, ngăn ngừa cơn đau gout tái phát.
Đặc biệt, công dụng của Hoàng Thống Phong đã được chứng minh trên lâm sàng. Nghiên cứu trên 62 người bệnh gout tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho kết quả như sau:
- Nhóm người bệnh sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp phác đồ chuẩn cho hiệu quả giảm đau khớp tốt hơn chỉ dùng phác đồ chuẩn.
- Nhóm người bệnh sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp phác đồ chuẩn cho hiệu quả giảm acid uric máu tốt hơn chỉ dùng phác đồ chuẩn.
Đồng thời, các chuyên gia còn kết luận Hoàng Thống Phong không gây tác dụng phụ trên gan, thận và các chỉ số sinh hóa.
Hoàng Thống Phong đã được chứng minh độ an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gout
Bệnh gout sẽ không còn nguy hiểm nếu người bệnh biết cách kiêng cữ và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về cách điều trị gout hiệu quả. Bạn hãy để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ thắc mắc khác, chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324972
https://www.webmd.com/arthritis/gout-attacks-at-home
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/diagnosis-treatment/drc-20372903