Gout và giả gout là hai bệnh lý về xương khớp có một số triệu chứng tương tự nhau. Điều này dễ gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng cách và kém hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về thông tin của bệnh giả gout cũng như cách để phân biệt hai bệnh lý này. 

Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout (hay Pseudogout) là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp. Các đợt viêm khớp này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Vị trí khớp thường bị ảnh hưởng nhất là đầu gối. Tuy nhiên, bệnh giả gout cũng có thể xuất hiện tại các vị trí khác như khớp khuỷu tay, mắt cá chân, cổ tay,... Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người từ 60 tuổi trở lên và có nguy cơ tăng lên theo tuổi tác. 

Gout và giả gout đều là hai bệnh lý gây sưng đau và viêm khớp. Sự hình thành của hai bệnh này đều do lắng đọng các tinh thể muối tại mô khớp. Đối với bệnh gout là tinh thể monosodium urat. Còn đối với bệnh giả gout là tinh thể canxi pyrophosphat.

Khop-dau-goi-la-vi-tri-thuong-gap-cua-benh-gia-gout.webp

Khớp đầu gối là vị trí thường gặp của bệnh giả gout

>>> XEM THÊM: Những thông tin về tinh thể urat mà người bệnh gout cần biết

Nguyên nhân gây ra bệnh giả gout

Căn nguyên gây ra bệnh giả gout là do các tinh thể canxi pyrophosphat hình thành và lắng đọng trong chất lỏng hoạt dịch ở khớp. Các tinh thể này cũng có thể lắng đọng trong sụn và gây ra tổn thương. 

Hiện tại, các nhà khoa học chưa giải thích được nguyên nhân các tinh thể canxi pyrophosphat lại hình thành và lắng đọng ở khớp. Theo thống kê của tổ chức viêm khớp - Arthritis Foundation thì bệnh giả gout tăng lên theo độ tuổi. Tỷ lệ người trên 85 tuổi có sự hình thành tinh thể canxi pyrophosphat tại khớp là 50%. 

Bệnh giả gout có thể xảy ra với nhiều người trong cùng một gia đình. Vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải như:

  • Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp, cường cận giáp.
  • Thừa sắt trong máu, thiếu magie.
  • Tăng canxi huyết.

Bệnh giả gout có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Một số triệu chứng mà người bệnh giả gout gặp phải được cho là tương tự như gout. Các triệu chứng chung bao gồm:

  • Đau khớp đột ngột và dữ dội.
  • Khớp bị sưng nóng, đỏ, cảm giác bỏng rát.
  • Có sự tích tụ chất lỏng xung quanh khớp gây phù nề.
  • Bệnh khởi phát từ một khớp sau đó lan ra nhiều khớp trên cơ thể.
  • Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến viêm mạn tính.

Ngoài giống với gout, các triệu chứng của bệnh giả gout cũng dễ bị nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp. Điểm khác biệt nổi bật về triệu chứng của gout và giả gout đó là:

  • Bệnh gout có sự hình thành hạt tophi nổi cục ở các khớp. Vị trí khớp thường bị đau là ngón chân cái.
  • Bệnh giả gout không có tình trạng nổi cục tophi tại khớp. Vị trí khớp hay bị đau là ở đầu gối. 

Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh giả gout

Do triệu chứng của bệnh giả gout và xương khớp khá giống nhau nên để chẩn đoán chính xác cần phải thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chọc lấy dịch khớp đem xét nghiệm để tìm các tinh thể canxi pyrophosphat.
  • Chụp X-quang khớp để kiểm tra tổn thương, vôi hóa (tích tụ canxi) của sụn. Và sự lắng đọng canxi trong các khoang khớp.
  • Chụp MRI hoặc CT hoặc siêu âm để tìm kiếm các khu vực tích tụ canxi.

Choc-hut-lay-dich-khop-xet-nghiem-de-chan-doan-xac-dinh-benh-gia-gout.webp

Chọc hút lấy dịch khớp xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh giả gout

>>> XEM THÊM: Thực đơn ngon miệng vào bữa sáng cho người bệnh gout - ĐỌC NGAY!

Phương pháp điều trị bệnh giả gout an toàn và hiệu quả

Mục tiêu điều trị bệnh giả gout là giảm triệu chứng đau và viêm khớp. Đồng thời ngăn chặn sự tái phát đột ngột của các đợt viêm khớp cấp. 

Sử dụng thuốc tây điều trị

Việc điều trị bệnh giả gout cũng giống cơn gout cấp, đó là sử dụng thuốc chống viêm. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm liên tục cho đến khi đợt viêm cấp của bệnh giả gout biến mất hoàn toàn. Các thuốc thường dùng đó là:

  • Colchicin: Thường được với liều thấp và tăng dần dần để theo dõi sự đáp ứng của cơ thể với thuốc. Ngoài ra, colchicin cũng có thể được sử dụng trong thời gian dài hơn để giảm nguy cơ tái phát các đợt viêm khớp cấp do bệnh giả gout gây ra. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số thuốc thuộc nhóm này hay được dùng như ibuprofen, celecoxib, diclofenac, naproxen.... Các thuốc này được lựa chọn khi người bệnh dùng colchicin mà không đạt được hiệu quả hoặc chống chỉ định. Một số trường hợp không thể dùng những loại thuốc này như người bị suy giảm chức năng thận, rối loạn tiêu hóa, chảy máu dạ dày, bệnh tim và một số biến chứng trên tim mạch khác. 
  • Corticosteroid (còn được gọi là steroid) có thể được kê đơn sử dụng cho những người không thể dùng được NSAIDs hoặc colchicin. Các thuốc nhóm corticosteroid cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Ngoài sử dụng đường uống thì corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm để giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Cần hết sức thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho nhóm người cao tuổi. Một số tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn chuyển hóa muối - nước, hội chứng Cushing, tăng huyết áp,...

Khi sử dụng các thuốc chống viêm kể trên, triệu chứng của bệnh giả gout sẽ thuyên giảm trong vòng 24h. Tuy nhiên, cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ gặp phải tác dụng phụ để tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh. 

Thuoc-tay-su-dung-trong-dieu-tri-benh-gia-gout-dem-lai-hieu-qua-nhanh-nhung-cung-gay-ra-nhieu-tac-dung-phu.webp

Thuốc tây sử dụng trong điều trị bệnh giả gout đem lại hiệu quả nhanh nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ

Sử dụng thảo dược chữa bệnh giả gout

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để cải thiện các triệu chứng bệnh giả gout, người mắc có thể lựa chọn sử dụng một số thực phẩm chức năng có thành phần từ thảo dược. Phải kể đến trong số những sản phẩm cải thiện triệu chứng viêm khớp an toàn mà hiệu quả, đó là Hoàng Thống Phong.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong có chứa các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như trạch tả, nhọ nồi, hạ khô thảo, nhàu, ba kích, thổ phục linh,... giúp chắc khỏe xương cốt, ngăn ngừa các triệu chứng viêm khớp do bệnh giả gout gây ra. 

  • Trạch tả: Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout nhờ cơ chế lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Còn đối với bệnh giả gout, trạch tả sẽ giúp tăng cường thải trừ canxi pyrophosphat ra ngoài qua đường tiểu. Nhờ đó, ngăn ngừa sự lắng đọng của canxi pyrophosphat tại khớp và gây viêm. 
  • Hạ khô thảo, nhọ nồi: Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của 2 thảo dược này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Các triệu chứng viêm, sưng tấy, nóng đỏ tại khớp sẽ được cải thiện dần nhờ hạ khô thảo và nhọ nồi. 
  • Ba kích, thổ phục linh: Theo đông y, đây là 2 vị thuốc có tác dụng cường gân cốt, tăng độ dẻo dai và chắc khỏe cho xương khớp. Nhờ vậy mà chúng sẽ giúp ngăn ngừa sự tái phát của các đợt viêm khớp cấp được gây ra bởi bệnh giả gout.

Sự kết hợp của những thảo dược kể trên trong sản phẩm Hoàng Thống Phong sẽ giúp cải thiện đau, viêm, sưng tấy khớp. Đồng thời, nguy cơ tái phát và biến chứng của bệnh giả gout cũng được đẩy lùi. 

Hoang-Thong-Phong-giup-cai-thien-trieu-chung-cua-benh-gia-gout.webp

Hoàng Thống Phong giúp cải thiện triệu chứng của bệnh giả gout

Nút đặt mua.webp

Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh giả gout. Mong rằng những thông tin có trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giả gout cũng như giải pháp cải thiện và phòng ngừa hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pseudogout/symptoms-causes/syc-20376983

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4756-calcium-pyrophosphate-dihydrate-deposition-disease-cppd-or-pseudogout

https://www.healthline.com/health/pseudogout