Gout là bệnh lý viêm khớp mạn tính, nếu không điều trị kịp thời, người mắc có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm tại khớp, thận, tim mạch,... Sử dụng thuốc trị gout là phương pháp điều trị hàng đầu được chỉ định cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 10 loại thuốc điều trị gout hiệu quả nhất.
Thuốc điều trị giảm đau cơn gout cấp
Mục tiêu điều trị gout cấp là giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng, viêm quanh khớp. Để đạt được mục tiêu đó, người bệnh gout được chỉ định đơn độc hoặc phối hợp một số thuốc như NSAIDs, corticosteroid và colchicine.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
NSAIDs có khả năng ức chế enzym COX - đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp prostaglandin gây viêm, từ đó giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Khi người bệnh gặp phải cơn đau gout cấp tính, sử dụng các thuốc NSAIDs sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau và viêm khớp.
- Một số dược chất thường gặp: Indomethacin, sulindac, naproxen, aspirin,…
- Chỉ định: NSAIDs dùng trong trường hợp cần giảm nhanh cơn đau gout cấp. Trường hợp, người bệnh có nguy cơ gặp tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa hoặc tim mạch, ưu tiên chọn lựa các thuốc ức chế chọn lọc enzyme COX2 như celecoxib, etoricoxib,...
- Chống chỉ định: Các thuốc NSAIDs không sử dụng được cho người bị suy giảm chức năng gan, thận; phụ nữ mang thai 3 tháng đầu/3 tháng cuối hay đang cho con bú; đối tượng bị loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Tác dụng không mong muốn: Viêm loét dạ dày, suy thận, mất nước, suy tim, suy gan,...
Celecoxib thuộc nhóm NSAIDs giúp giảm đau nhanh trong cơn gout cấp
Colchicine
Colchicine ức chế bạch cầu thực bào các tinh thể urat ở khớp từ đó giảm giải phóng các tác nhân gây viêm. Vì vậy, colchicine có tác dụng giảm triệu chứng sưng viêm, đau trong cơn gout cấp.
- Chỉ định: Colchicine được sử dụng để giảm đau cho cơn gout cấp. Đồng thời, còn được dùng để dự phòng tái phát đợt cấp cho người bệnh mạn tính đang sử dụng allopurinol/các thuốc khác. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng để chẩn đoán viêm khớp do gout. Nếu người bệnh cho đáp ứng tốt với colchicine (tức giảm triệu chứng giảm viêm, đau trong 48h sau khi dùng thuốc) trong tiền sử/hiện tại thì sẽ là một yếu tố để chẩn đoán bệnh gout.
- Liều dùng: Đối với đợt cấp, người bệnh cứ cách 2 giờ uống một viên 1mg cho đến khi hết đau (thường từ 4 - 6 viên cho một đợt điều trị). Để dự phòng tái phát, mỗi tối, uống 1 viên 1mg.
- Chống chỉ định: Thuốc không dùng được với người bị suy gan, suy thận nặng, bí đái, phụ nữ có thai.
- Tác dụng không mong muốn: Người bệnh dùng colchicine thường gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, ỉa chảy, nổi ban,...
Corticosteroid
Thuốc trị gout corticosteroid có khả năng ức chế enzym phospholipase A2 - enzym tổng hợp các chất gây viêm như prostaglandin, leukotriene,... Đồng thời, thuốc còn ức chế tế bào lympho, bạch cầu đơn/đa nhân di chuyển tới mô gây phản ứng viêm. Do đó, corticosteroid có tác dụng giảm triệu chứng viêm trong bệnh gout.
- Một số dược chất thường gặp: Hydrocortisone, prednisone, prednisolone, dexamethasone,...
- Chỉ định: Corticoid chỉ được sử dụng khi người bệnh chống chỉ định/đáp ứng kém với NSAIDs hoặc colchicine trong đợt viêm cấp.
- Chống chỉ định: Người đang nhiễm nấm/virus, bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày,...không nên sử dụng thuốc trị gout nhóm corticoid.
- Tác dụng không mong muốn: Người sử dụng corticoid có thể gặp phải tác dụng phụ như tăng đường huyết, dị dưỡng xương, suy thượng thận, nhiễm trùng, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, hoại tử vô mạch,...
Thuốc trị gout Prednisone giúp giảm nhanh cơn đau khớp do gout cấp
>>> XEM THÊM: Những thông tin về tinh thể urat mà người bệnh gout cần biết
Thuốc giảm nồng độ acid uric máu
Việc sử dụng thuốc giảm nồng độ acid uric máu sẽ giúp kiểm soát nguy cơ tái phát cơn gout cấp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Có 3 nhóm thuốc giúp hạ acid uric máu với 3 cơ chế khác biệt hoàn toàn, đó là: Giảm tổng hợp acid uric, tăng thải trừ acid uric và thuốc huỷ urat. Mỗi nhóm thuốc có một số cái tên đặc trưng sau đây.
Allopurinol
Allopurinol là thuốc trị gout được sử dụng đầu tay giúp ức chế enzym xanthin oxidase (XO) - có vai trò quan trọng để tổng hợp acid uric. Nhờ đó, quá trình tổng hợp acid uric bị ngưng trệ, nồng độ acid uric trong máu sẽ giảm.
- Chỉ định: Người bệnh bị gout mạn tính, tăng uric máu, sỏi urat tái phát. Bên cạnh đó, còn sử dụng để phòng ngừa bệnh thận do acid uric cho người bị ung thư đang hóa trị liệu.
- Chống chỉ định: Không sử dụng allopurinol cho người bị suy thận, gan; phụ nữ mang thai/cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn: Thường gặp các phản ứng ngoài da như phát ban đỏ, mày đay,... Ít gặp hơn như viêm gan, suy gan, giảm bạch cầu,...
Febuxostat
Febuxostat có cơ chế tương tự allopurinol là ức chế enzym xanthin oxidase, từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Chỉ định: Được sử dụng cho người bệnh gout do tăng acid uric máu mạn tính.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với febuxostat hoặc đang điều trị với thuốc mercaptopurin hay azathioprin không sử dụng được febuxostat.
- Tác dụng không mong muốn: Ban da, viêm da, mề đay, phù, nhức đầu,...
Thuốc trị gout Febuxostat giúp giảm acid uric máu, ngăn ngừa cơn đau gout tái phát
>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 triệu chứng bệnh gút giúp phát hiện bệnh kịp thời
Benzbromarone
Thuốc trị gout benzbromarone ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận đồng thời tăng thải chất này qua ruột.
- Chỉ định: Benzbromarone được dùng để dự phòng và điều trị gout, người bệnh bị suy giảm chức năng thận, tăng acid uric máu.
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, cho con bú, người có sỏi thận hay dị ứng với các thành phần của thuốc cần tránh sử dụng benzbromarone.
- Tác dụng không mong muốn: Có thể gây nhiễm độc gan với liều lớn hơn 100mg/ngày, gây sỏi thận. Do các bằng chứng về độc tính trên gan, thuốc này bị rút ra khỏi thị trường nhiều nước từ năm 2003.
Probenecid
Thuốc trị gout probenecid ức chế sự tái hấp thu acid uric ở ống thận từ đó làm giảm nồng độ chất này trong máu.
- Chỉ định: Thuốc được dùng để điều trị tăng acid uric máu trong bệnh gout giai đoạn mạn tính. Một số trường hợp bị tăng acid uric thứ phát như dùng thuốc lợi tiểu, trị lao cũng được kê đơn probenecid.
- Chống chỉ định: Người bị dị ứng với probenecid, rối loạn chức năng đông máu, sỏi thận, sỏi urat, tăng uric máu do bệnh ác tính và trẻ dưới 2 tuổi không sử dụng được probenecid.
- Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau lợi, đi tiểu nhiều,...
Thuốc trị gout Probenecid giúp tăng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể
Lesinurad (RDEA 594)
Thuốc trị gout lesinurad ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận nên giảm nồng độ acid này trong máu.
- Chỉ định: Phối hợp với thuốc ức chế enzym xanthin oxidase để điều trị tăng uric máu trong bệnh gout khi chỉ định đơn độc không đạt hiệu quả.
- Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bệnh suy giảm chức năng hay chạy thận, lọc máu, có hội chứng ly giải khối u,...
- Tác dụng không mong muốn: Lesinurad có thể gây trào ngược dạ dày, đau đầu, tăng creatinin máu, đau tức ngực, tiểu ít,...
Pegloticase
Thuốc trị gout pegloticase có bản chất là enzym uricase tổng hợp có khả năng biến đổi acid uric thành allantoin, chất này sau đó được đào thải qua thận.
- Chỉ định: Người lớn bị gout mạn tính, không đáp ứng với liệu pháp điều trị khác.
- Chống chỉ định: Không sử dụng pegloticase cho người dị ứng với các thành phần của thuốc, thiếu enzym G6PD, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn: Pegloticase có thể gây nổi mề đay, dị ứng, sốc phản vệ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tan huyết,...
Thuốc trị gout Pegloticase làm biến đổi acid uric thành allantoin để đào thải qua đường tiểu
Rasburicase
Thuốc trị gout rasburicase cũng là một loại enzym tham gia vào quá trình phân hủy acid uric máu.
- Chỉ định: Điều trị tăng uric máu ở trẻ nhỏ do ung thư.
- Chống chỉ định: Người dị ứng với rasburicase hoặc thiếu hụt enzym G6PD cần tránh sử dụng.
- Tác dụng không mong muốn: Rasburicase có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, phát ban, lở loét miệng.
Khi sử dụng thuốc trị gout cần lưu ý gì?
Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng các thuốc trị gout:
- Dùng đúng thuốc, đúng liều, thời điểm theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt với người bệnh bị gout mạn tính.
- Trường hợp xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được xử trí, thay đổi liều/thuốc phù hợp.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu purin gây tăng acid uric máu.
Kết hợp Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị gout hiệu quả
Bên cạnh 10 thuốc điều trị gout nêu trên, rất nhiều người bệnh đã và đang sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phối hợp điều trị gout. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong được nhiều người bị gout tin tưởng lựa chọn.
Hoàng Thống Phong có thành phần chính là cao trạch tả đem đến tác dụng lợi tiểu từ đó tăng cường quá trình thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Sản phẩm này đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn và cho kết quả khả quan.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị bệnh gout
Nghiên cứu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học cổ truyền với 62 người bệnh gout chia thành 1 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp phác đồ thông thường.
- Nhóm 2: Chỉ sử dụng phác đồ điều trị thông thường.
Kết quả sau 3 tháng sử dụng Hoàng Thống Phong như sau:
- Về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
- Về số lượng khớp viêm giảm: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
- Về cải thiện triệu chứng theo y học cổ truyền: 100% đạt kết quả tốt.
- Về mức độ giảm acid uric máu: Nhóm 1 hiệu quả hơn nhóm 2.
- Trong suốt quá trình nghiên cứu, Hoàng Thống Phong không gây tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng chức năng gan, thận và các chỉ số sinh hóa.
Như vậy, qua kết quả của nghiên cứu trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả cũng như độ an toàn mà Hoàng Thống Phong đem lại.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chủ đề các thuốc trị gout hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào mục tiêu điều trị cơn gout cấp/mạn mà các thuốc chỉ định sẽ khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ điều trị, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi câu hỏi thắc mắc liên quan đến bệnh gout và các cách trị bệnh, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, chuyên gia sẽ liên hệ giải đáp chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/arthritis/understanding-gout-treatment
https://www.drugs.com/condition/gout.html
https://www.healthline.com/health/gout/medications-for-gout-flare-ups