Gút là tình trạng viêm khớp mạn tính do rối loạn chuyển hóa thường gặp gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gút có xu hướng tăng dần qua các năm từ 0,14% (năm 2003) lên tới 1,0% (năm 2014). Bài viết dưới đây sẽ gửi tới các bạn những thông tin về triệu chứng bệnh gút và cách điều trị gút hiệu quả.

Đau khớp dữ dội 

Đau khớp dữ dội là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh gút. Axit uric trong máu dư thừa dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn trong ổ khớp, mô sụn, gân, xương gây đau. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi người bệnh sử dụng một lượng lớn thực phẩm chứa nhân purin như các loại thịt màu đỏ, nội tạng động vật hay bia rượu.

Tinh thể urat lắng đọng nhiều ở khớp ngón chân cái và một số khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, ngón tay và cổ tay. Cơn đau nghiêm trọng nhất trong khoảng 4-12 giờ đầu sau thời điểm khởi phát, khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.

nguoi-benh-bi-dau-khop-du-doi-do-su-lang-dong-tinh-the-urat-trong-o-khop.webp

Người bệnh bị đau khớp dữ dội do sự lắng đọng tinh thể urat trong ổ khớp

>>> XEM THÊM: Bệnh gút thống phong là gì?

Đau khớp kéo dài, âm ỉ

Sau cơn gút cấp, các cơn đau khớp giảm dần nhưng vẫn tiếp tục kéo dài, dai dẳng từ vài ngày đến vài tuần. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm. Càng về sau, cơn đau gút càng kéo dài, các khớp bị tổn thương ngày càng nhiều.

Các nốt tophi phát triển

Hạt (nốt) tophi là các khối nổi lên dưới bề mặt da, do sự tích lũy tinh thể muối urat trong nhiều năm. Chúng có kích thước từ 0,5mm cho tới 10cm, bề mặt gồ ghề. 

Hạt tophi lắng đọng ở khớp gây mất thẩm mỹ, biến dạng khớp, hạn chế vận động. 

Một số trường hợp, người bệnh va chạm, tỳ đè lên vị trí có hạt tophi gây vỡ, loét, nhiễm trùng cần điều trị ngay để tránh biến chứng. Chỉ định ngoại khoa được cân nhắc nếu người bệnh bị bội nhiễm, nhiễm trùng hạt tophi.

Viêm, sưng đỏ khớp 

Tinh thể urat lắng đọng ở khớp gây viêm. Người bệnh cảm thấy các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ khớp. Các khớp sưng, viêm bị cứng lại gây khó khăn cho người bệnh trong di chuyển, vận động, làm việc. Ngoài ra, vùng da tại nơi khớp viêm sưng có thể bị bong tróc ra.

viem-sung-do-khop-la-mot-trieu-chung-benh-gut-thuong-gap.webp

Viêm, sưng đỏ khớp là một triệu chứng bệnh gút thường gặp

Hạn chế vận động

Người bệnh bị viêm sưng, biến dạng khớp khiến khả năng vận động bị hạn chế. Ban đầu tổn thương khớp thường xuất hiện ở chi dưới vùng ngón chân, cổ chân hay đầu gối khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đứng, di chuyển.

Nếu bệnh không được kiểm soát sớm, tình trạng lắng đọng urat có khả năng xuất hiện cả ở chi trên như ở bàn ngón tay, cổ tay,... Điều này, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, không thể tự thực hiện một số động tác đơn giản như cầm, nắm,...

Sốt và mệt mỏi

Người bị bệnh gút có thể gặp phải triệu chứng sốt, thường là sốt nhẹ, mệt mỏi. Một số trường hợp kèm rét run, ớn lạnh. Sốt được xem như một phản ứng tự vệ khi cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công.

Các khớp bị viêm, sưng khiến cơ thể tự phát động phản ứng sốt để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại vào vết thương. Bên cạnh đó, cơn đau gút cấp dữ dội cũng khiến thân nhiệt người bệnh tăng cao hơn bình thường.

Trường hợp bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính, nhiều hạt tophi lớn xuất hiện, bị ma sát dẫn đến vỡ, loét có thể gây nhiễm trùng ổ khớp nặng. Điều này khiến người bệnh sốt cao liên tục - đây là dấu hiệu bệnh đang diễn biến theo chiều hướng xấu, nguy hiểm.

nguoi-benh-gut-co-the-bi-sot-nhe-kem-theo-ret-run-met-moi.webp

Người bệnh gút có thể bị sốt nhẹ, kèm theo rét run, mệt mỏi

>>> XEM THÊM: Bật mí 5 cách giúp làm giảm cơn đau gút cấp tại nhà

Cách điều trị bệnh gút hiệu quả

Người bị bệnh gút cần nhanh chóng điều trị để giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nguyên tắc trị gút cơ bản bao gồm kiểm soát cơn gút cấp và dự phòng tái phát cơn gút, biến chứng.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

Điều tất yếu trong việc điều trị bệnh gút là kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Tránh sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,... Có thể ăn hoa quả, trứng. Người bệnh không nên ăn quá 150g thịt một ngày.
  • Hạn chế uống bia, rượu để tránh làm tăng axit uric máu do kích thích enzym xanthin oxidase phân hủy nhân purin.
  • Uống nước đủ, tùy theo lứa tuổi và cân nặng để tăng cường khả năng đào thải axit uric của thận.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn gút cấp như chấn thương, căng thẳng,...
  • Tránh sử dụng các thuốc khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao như hydrochlorothiazide, metolazone, furosemide, amiloride,… Nếu bạn đang sử dụng các thuốc trên để trị bệnh, hãy thông tin tới bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh phác đồ. 

Thuốc chữa bệnh gút

Hai nhóm thuốc chính có thể được chỉ định cho người bệnh theo từng giai đoạn, gồm có:

  • Thuốc kháng viêm: Được chỉ định trong giai đoạn gút cấp để giảm viêm, sưng, đau như voltaren, celecoxib, corticoid,...
  • Thuốc giảm axit uric máu: Được chỉ định dùng trong giai đoạn gút mạn tính để phòng tránh nguy cơ tái phát cơn gút như allopurinol, probenecid, febuxostat,...

Điều trị gút bằng phẫu thuật

Trường hợp người bệnh bị gút có biến chứng loét, vỡ hạt tophi, bội nhiễm hay hạt tophi có kích thước quá lớn ảnh hưởng nhiều đến vận động/thẩm mỹ cần được thực hiện phẫu thuật ngoại khoa. Trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh cần dùng thuốc colchicin để ngăn khởi phát cơn gút cấp, có thể phối hợp với thuốc giảm axit uric.

nguoi-benh-bi-vo-loet-hat-tophi-hay-do-van-de-tham-my-se-duoc-chi-dinh-phau-thuat.webp

Người bệnh bị vỡ, loét tophi, bội nhiễm hay do vấn đề thẩm mỹ sẽ được chỉ định phẫu thuật

Sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện triệu chứng bệnh gút

Bên cạnh các phương pháp trị bệnh gút đã đề cập ở trên, sử dụng các sản phẩm thảo dược là một liệu pháp ngày càng được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Trong đó, cần phải nhắc tới thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Với thành phần chính là trạch tả kết hợp với nhiều loại thảo dược như ba kích, nhàu, thổ phục linh,... Hoàng Thống Phong đem đến tác dụng hỗ trợ phục hồi khả năng chuyển hóa của gan, thận, tăng lưu thông máu và tránh lắng đọng tinh thể urat ở khớp. Sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh lớn. Tại bệnh viện Tuệ Tĩnh, kết quả chỉ ra rằng sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp với colchicin cho hiệu quả cao hơn khi dùng đơn độc colchicin. Tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho kết quả: 88,9% người sử dụng đạt nồng độ acid uric máu về mức bình thường; 32,3% chỉ còn gặp cơn đau mức độ nhẹ ở một khớp,... Đồng thời thảo dược trạch tả cũng được chứng minh tác dụng trong nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc: Tăng cường chức năng thận, hỗ trợ đào thải acid uric máu hiệu quả.

hoang-thong-phong-duoc-nghien-cuu-cho-thay-tac-dung-ho-tro-tri-gut.webp

Hoàng Thống Phong được nghiên cứu cho thấy tác dụng hỗ trợ trị gút

Sau gần 15 năm ra mắt thị trường, Hoàng Thống Phong đã giúp nhiều người bị gút cải thiện bệnh. Một trong số đó là trường hợp của ông Lê Văn Bính (76 tuổi, ở 99C Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội) phải sống chung với cơn đau gút trong 22 năm. Điều này khiến cuộc sống của ông bị đảo lộn, ông không thể tự thực hiện nhiều hoạt động sinh hoạt cơ bản. Sau 3 tuần kiên trì sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong, nồng độ axit uric máu đã giảm đi rõ rệt, từ 622 micromol/lít xuống còn 315 micromol/lít, cơn đau gút cũng ít đi.

Không chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng, các chuyên gia y tế hàng đầu cũng đánh giá cao hiệu quả của sản phẩm này. Chuyên gia Nguyễn Thị Lực, có trên 30 năm kinh nghiệm khám chữa các bệnh cơ - xương - khớp đã có một số nhận xét về sản phẩm này: "Các thành phần trong Hoàng Thống Phong có tác dụng hỗ trợ tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu, người bệnh có thể dùng lâu dài và không gây tác dụng không mong muốn như thuốc tây y". Mời các bạn xem video chia sẻ ý kiến chi tiết của chuyên gia cơ xương khớp Nguyễn Thị Lực:

Làm thế nào để phòng tránh bệnh gút?

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gút cũng như ngăn ngừa tiến triển xấu của bệnh, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dừng sử dụng thuốc hay dùng thêm thuốc ngoài chỉ định.
  • Tái khám định kỳ để theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, phát hiện sớm biến chứng xấu.
  • Cần tiến hành điều trị sớm, triệt để các bệnh lý như suy thận, bệnh rối loạn chuyển hóa,... để tránh nguy cơ gây bệnh gút thứ cấp.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, đảm bảo hoạt động thải trừ axit uric máu diễn ra hiệu quả.
  • Duy trì chế độ ăn uống kiêng khem phù hợp: Tránh thực phẩm giàu purin, bổ sung thực phẩm tăng thải trừ axit uric máu.
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong giúp phòng ngừa bệnh gút.

Trên đây là những chia sẻ về các triệu chứng bệnh gút, cách điều trị và phòng tránh bệnh. Tóm lại, gút gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau khớp dữ dội hay kéo dài âm ỉ, viêm sưng khớp, hạn chế vận động, sốt nhẹ, hình thành hạt tophi,... Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng trên, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan đến bệnh gút, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902207582 để được giải đáp chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4755-gout

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions