Gout mạn tính (gout mãn tính) là giai đoạn nặng của bệnh. Thường xuất hiện sau vài năm kể từ khi người bệnh phát hiện mình mắc gout. Triệu chứng điển hình nhất của gout mạn tính là sự xuất hiện của hạt tophi và tình trạng viêm khớp kéo dài. Để tìm hiểu kỹ hơn về gout mạn tính, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Gout mạn tính là gì?

Gout mạn tính xảy ra do sự tích tụ lâu dài các tinh thể urat hình kim tại khớp lâu ngày gây ra các cơn đau dai dẳng ở khớp, thời gian kéo dài hơn so với gout cấp tính khoảng 1-2 tuần thậm chí nhiều hơn. Tần suất xuất hiện triệu chứng gout mãn tính thường dày hơn, ngắt quãng. Có thể không dữ dội như gout cấp tính nhưng lại kéo dài gây hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc. Những người mắc bệnh gout từ khi còn trẻ thì về già nguy cơ tiến triển sang giai đoạn mạn tính là rất cao. 

Nguyên nhân gây gout mãn tính có thể là do thận giảm bài tiết, tăng sản xuất acid uric hoặc do ăn nhiều thức ăn giàu purin,... Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất khi gout đã tiến triển sang giai đoạn mạn tính đó là tần suất xuất hiện các đợt viêm khớp tăng, nổi hạt tophi tại khớp ngón tay, ngón chân...

Tinh thể axit uric tích tụ tại khớp lâu ngày gây gout mạn tính

Tinh thể axit uric tích tụ tại khớp lâu ngày gây gout mạn tính

Biểu hiện của gout mạn tính như thế nào?

Trên thực tế, khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính thì các biểu hiện dễ nhận biết hơn, tần suất tái phát nhiều hơn. Cụ thể như sau:

  • Sự xuất hiện của tophi 

Hạt tophi được hình thành từ sự tích tụ của các tinh thể muối urat trong khớp. Vào thời điểm người bệnh phát hiện ra sự hiện diện của hạt tophi thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính rồi. Các hạt tophi xuất hiện dưới da với nhiều kích thước và số lượng khác nhau. Hạt có đặc điểm là chắc, ấn không đau, hình tròn, màu vàng hoặc trắng. Đôi khi có thể nhìn thấy tinh thể urat bên trong. 

  • Viêm khớp mãn tính

Nếu không được điều trị, các cơn đau khớp có thể xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ nghiêm trọng hơn. Các tổn thương có thể lan rộng ra nhiều khớp, gây sưng tấy, viêm nhiễm tại đó. Chụp X-quang sẽ cho thấy sự mài mòn ở các đầu xương.

Hạt tophi xuất hiện tại các khớp ở người bị gout mạn tính

Hạt tophi xuất hiện tại các khớp ở người bị gout mạn tính

Biến chứng nguy hiểm của gout mạn tính 

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, gout mạn tính có thể trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

  • Vỡ hạt tophi gây nhiễm trùng

Ở giai đoạn gout mạn tính, nguy cơ xuất hiện hạt tophi cao hơn. Một khi hạt tophi đã xuất hiện tại các khớp thì chúng sẽ tăng nhanh về cả số lượng và kích thước. Khi các hạt tophi này quá lớn, gây chèn ép lên mạch máu và bề mặt da bao phủ chúng thì có thể dẫn đến vỡ hoặc loét. Nếu người bệnh không xử lý đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng hạt tophi. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu. 

  • Tổn thương và dị tật khớp 

Các tinh thể urat lắng đọng trong khớp có thể gây viêm khớp, phá hủy sụn. Điều này khiến người bệnh gout cảm thấy đau đớn và đi lại khó khăn hơn. Nếu không kiểm soát tốt bệnh có thể dẫn đến cắt cụt chi và tàn phế.

  • Sỏi urat và suy thận 

Biến chứng trên thận của gout mạn tính thường ít gặp hơn hoặc nếu có gặp thì đã là giai đoạn cuối của bệnh. Khi có quá nhiều tinh thể urat trong máu, chúng có thể lắng đọng ở thận, gây ra sỏi urat. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau quặn thận và thậm chí có thể tiểu ra máu. Theo thống kê, có khoảng 10% người bệnh gout mạn tính sẽ tiến triển thành suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải axit uric trở nên kém hơn và khiến bệnh gout ngày càng trầm trọng hơn.

Khớp bị biến dạng do các hạt tophi nổi lên trong giai đoạn gout mạn tính

Khớp bị biến dạng do các hạt tophi nổi lên trong giai đoạn gout mạn tính

Làm thế nào để điều trị gout mạn tính hiệu quả

Trong giai đoạn gout đã tiến triển thành mạn tính, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và kết hợp các phương pháp với nhau.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết trong phác đồ điều trị gout mạn tính. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp người bệnh hạn chế những cơn đau khớp cấp. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người mắc bệnh gout.

  • Cân bằng lại chế độ ăn uống, giảm cân ở người béo phì để hạn chế áp lực của cơ thể lên các khớp. 
  • Thực hiện chế độ ăn ít protein: Ăn không quá 150 gram thịt mỗi ngày. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng acid uric máu như tôm, cua, nội tạng động vật, thịt bò… 
  • Tránh xa rượu, bia, chất kích thích do chúng có thể làm tăng lắng đọng tinh thể urat tại khớp và khiến bệnh gout nặng hơn. 
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây,... để bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu.

Uống nhiều nước giúp tăng cường thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể

Uống nhiều nước giúp tăng cường thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

Với tình trạng gout mạn tính, việc giảm sưng đau khớp là điều quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 3 nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau khớp do gout mạn tính gây ra:

  • Colchicine

Không chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm, colchicine còn được dùng để ngăn chặn sự tái phát của các đợt viêm khớp cấp ở người bệnh gout mạn tính. Tuy nhiên, lạm dụng colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, đau vùng thượng vị, ngộ độc và thậm chí tử vong. 

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Người bệnh gout mạn tính cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs như naproxen, ibuprofen, meloxicam… Nhóm thuốc này giúp cơn đau dịu đi nhanh chóng và làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, NSAIDs có khả năng gây viêm loét dạ dày tá tràng và ảnh hưởng đến chức năng gan nếu dùng quá liều, do đó người dùng cần hết sức thận trọng. 

  • Thuốc giảm đau kháng viêm steroid (Corticosteroid)

Corticosteroid được dùng để điều trị gout mạn tính khi người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau, chống viêm kể trên. Các thuốc nhóm này thường giúp cải thiện tình trạng đau khớp nhanh nhưng cũng để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng đường huyết, loãng xương… Vì vậy, nên dùng corticosteroid với thời gian và liều lượng nhỏ nhất để hạn chế tác dụng phụ. 

Các thuốc giúp giảm nhanh cơn đau khớp chỉ nên dùng với liều hạn chế

Các thuốc giúp giảm nhanh cơn đau khớp chỉ nên dùng với liều hạn chế

Sử dụng thuốc kiểm soát nồng độ axit uric máu

Kiểm soát tốt nồng độ axit uric máu ở ngưỡng ổn định là mục tiêu quan trọng trong điều trị gout mạn tính. Các loại thuốc hạ acid uric máu thường được sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Nhóm thuốc này có cơ chế tiết ra enzym xanthin oxidase làm ức chế quá trình tổng hợp axit uric, từ đó giảm nồng độ chất này trong máu. Một số thuốc hay được sử dụng như allopurinol, febuxostat...
  • Thuốc tăng đào thải axit uric: Thường chứa các hoạt chất như benzbromarone, sulfinpyrazone… giúp tăng đào thải axit uric qua nước tiểu. Điều này làm giảm nồng độ axit uric trong máu và hạn chế lắng đọng urat ở các khớp. Những loại thuốc này thường được sử dụng ở người bị gout mạn tính. Không sử dụng cho người gặp phải các vấn đề về thận như sỏi thận, suy giảm chức năng thận.

Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ điều trị gout mạn tính an toàn, hiệu quả

Sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị gout mạn tính là một lựa chọn hiệu quả và an toàn hiện nay. Một số thảo dược được biết đến với công dụng làm dịu cơn đau, giảm viêm nhiễm và hạ axit uric máu phải kể đến như trạch tả, nhàu, thổ phục linh, ba kích, hoàng bá... Sự kết hợp các loại thảo dược này trong Hoàng Thống Phong sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng gout mạn tính. 

  • Trạch tả: Nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đã chỉ ra rằng trạch tả có tác dụng lợi tiểu và tăng đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Do đó, trạch tả có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giúp cải thiện bệnh gout mạn tính. Ngoài ra, trạch tả còn giúp kháng viêm, giảm sưng tấy và giảm đau nhanh chóng.
  • Thổ phục linh: Đây là thảo dược hay được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có gout. Thổ phục linh được chứng minh giúp phục hồi và tái tạo nhanh chóng các khớp bị tổn thương. 
  • Hoàng bá: Từ xa xưa, hoàng bá đã thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp giảm đau, tiêu viêm, cải thiện tình trạng viêm khớp rõ rệt. Ngày nay, y học hiện đại cũng chứng minh, hoàng bá có tác dụng kháng viêm tốt. Đồng thời còn giúp cải thiện chức năng gan thận, tăng đào thải axit uric.

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của gout mạn tính

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của gout mạn tính

Đặt hàng.gif

Không chỉ các thành phần được chứng minh có hiệu quả trong điều trị gout mà sản phẩm Hoàng Thống Phong cũng đã được chứng minh trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội cho thấy:

  • 88,9% người bệnh gout sau 6 tháng sử dụng Hoàng Thống Phong có nồng độ axit uric máu trở về ngưỡng ổn định. 
  • 96,4% người bệnh gout hết đau khớp sau 3-4 ngày sử dụng và không có cơn gout cấp tái phát. 
  • Trong cả quá trình sử dụng Hoàng Thống Phong, người bệnh không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào trên gan, thận. 

Nghiên cứu trên đã được đăng trên Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 5-số 5/2010.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thống Phong được đăng trên tạp chí Y dược lâm sàng 108

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thống Phong được đăng trên tạp chí Y dược lâm sàng 108

Gout mạn tính là một vấn đề mà người bị bệnh gout lâu năm thường lo lắng. Tuy nhiên, hiểu về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ người người bệnh có thể đẩy lùi được triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có điều gì thắc mắc về gout mạn tính và cách điều trị hiệu quả, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ngay ở phần bình luận dưới đây!