Bệnh gout thường là nỗi khiếp sợ của các cánh mày râu khi ở độ tuổi trung niên. Thế nhưng, cũng có không ít phụ nữ mắc bệnh gout. Do đó, việc phát hiện sớm triệu chứng gout ở nữ giới và điều trị kịp thời là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu ngay các biểu hiện gout ở nữ giới trong bài viết dưới đây.

3-trieu-chung-gout-o-nu-gioi-ai-cung-can-biet.webp

3 triệu chứng gout ở nữ giới ai cũng cần biết

Triệu chứng gout ở nữ 1: Xuất hiện các cơn đau khớp dữ dội

Các cơn đau khớp đột ngột và dữ dội là triệu chứng điển hình của bệnh gout ở cả nam và nữ. Cơn đau xuất hiện do dư thừa acid uric trong máu dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat ở các khớp. Những cơn đau này cũng có thể xảy ra sau khi người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu.

Nếu như với nam giới, cơn đau do gout thường xuất hiện ở đầu ngón chân cái thì ở phụ nữ lại thường xuất hiện ở đầu gối, ngón tay, cổ tay. Bên cạnh đó, bệnh gout ở nữ giới thường xảy ra ở nhiều khớp hơn thay vì thường chỉ ở một khớp như nam giới. 

Triệu chứng gout ở nữ 2: Sưng đỏ các khớp

Triệu chứng gout ở nữ giới còn thể hiện qua dấu hiệu sưng đỏ các khớp. Người bệnh có thể nhận thấy các khớp bị sưng và đỏ, sờ vào thấy nóng. Đây là triệu chứng bên ngoài để nhận biết các phản ứng viêm ở trong khớp.

Các khớp bị sưng đau thường cứng lại, khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm việc hoặc vận động. Bên cạnh đó, vùng da quanh khớp bị sưng đỏ cũng có thể bị bong tróc.

Triệu chứng gout ở nữ 3: Hình thành các hạt tophi 

Hạt tophi xuất hiện khi bệnh tiến triển thành thể mạn tính. Sau nhiều năm mắc bệnh, các tinh thể urat lắng đọng tại khớp ngày càng nhiều và tạo thành hạt tophi. Người bệnh có thể nhận thấy các hạt nhỏ màu trắng nhạt tại các khớp. Các hạt tophi nổi thành cục sưng phồng tại các khớp của người bệnh gây mất thẩm mỹ. 

Nếu không được điều trị và xử lý đúng cách, các hạt tophi phát triển ngày càng lớn. Khi đó, chúng có thể gây bào mòn đầu xương, biến dạng khớp dẫn đến nguy cơ mất khả năng vận động. Một số trường hợp vỡ hạt tophi gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí là hoại tử.

hinh-anh-hat-tophi-tai-cac-khop-bi-gout.webp

Hình ảnh hạt tophi tại các khớp bị gout

Biến chứng bệnh gout ở phụ nữ

Do bệnh gout phổ biến ở nam giới hơn nữ giới nên khi có các triệu chứng của bệnh, các chị em thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời. Điều đó đã khiến nhiều chị em gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh gout.

Các biến chứng thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi đó, nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đồng thời các tinh thể urat đã lắng đọng và kết tủa dày đặc tại các khớp, mạch máu, thận. Người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, hoại tử, bại liệt. Một số trường hợp nặng hơn có thể gặp biến chứng trên tim, sỏi thận, tăng huyết áp, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Bởi vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng gout ở nữ, người mắc cần có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

>>> XEM THÊM: Bật mí 5 cách giúp làm giảm cơn đau gout cấp tại nhà

Điều trị bệnh gout ở phụ nữ như thế nào?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gout. Người bệnh thường được kê các loại thuốc có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Với trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc có biến chứng, người bệnh có thể cần đến phương pháp phẫu thuật.

Những thuốc trị gout hiệu quả nhất

Khi cơn gout cấp bùng phát, người bệnh thường được kê các loại thuốc chống viêm như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số thuốc điển hình như ibuprofen và naproxen. Chúng có tác dụng giảm nhanh các cơn viêm, giảm nhẹ các cơn đau do gout cấp.
  • Colchicine: Thuốc có tác dụng ngăn chặn cơn gout cấp tiến triển. Liều thấp của thuốc được dung nạp tốt, nhưng liều cao hơn có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Corticosteroid: Thuốc được sử dụng phổ biến nhất là prednisolone. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm vào khớp bị viêm. Corticosteroid thường được dùng cho những người không đáp ứng với NSAIDs hoặc colchicine.

su-dung-thuoc-chong-viem-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-tai-khop-do-gout.webp

Sử dụng thuốc chống viêm giúp cải thiện các triệu chứng tại khớp do gout

Các thuốc trên thường được sử dụng ngắn hạn trong đợt gout cấp bùng phát. Để duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức ổn định, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc dài hạn như:

  • Allopurinol: Đây là loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất để giảm nồng độ acid uric. Thuốc không được dùng trong cơn gout cấp và chỉ được dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.
  • Febuxostat: Thuốc có tác dụng ức chế enzyme phân hủy purin thành acid uric. Febuxostat an toàn cho những người bị bệnh thận. Thuốc này được được sử dụng trong trường hợp dị ứng với allopurinol.
  • Probenecid: Thuốc có tác dụng tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến khích cho những người bị bệnh thận.
  • Lesinurad: Thuốc được sử dụng cho người bệnh không đáp ứng với allopurinol hoặc febuxostat. Tuy nhiên, thuốc cũng không được khuyến khích cho người mắc bệnh suy thận.

Điều trị gout bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng, được áp dụng khi người bệnh cần cắt bỏ hạt tophi hoặc khi hạt tophi bị vỡ, loét. Phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh có thể bị suy giảm hoặc mất chức năng vận động. Do đó, phương pháp này chỉ được thực hiện khi đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng của bác sĩ.

phau-thuat-loai-bo-hat-tophi-khi-benh-gout-tien-trien-nang.webp

Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi khi bệnh gout tiến triển nặng

Cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout tại nhà

Khi có biểu hiện bệnh gout ở nữ giới, người bệnh nên sớm thăm khám và cần có các biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Hoặc ngay cả khi chưa có các triệu chứng gout ở nữ thì bạn cũng nên thực hiện lối sống khoa học và các thói quen lành mạnh để phòng ngừa bệnh gout xảy ra. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng tránh và kiểm soát bệnh gout hiệu quả ngay tại nhà.

Hạn chế thực phẩm không tốt cho người bệnh gout

Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm dưới đây trong bữa ăn hàng ngày:

  • Bia, rượu: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nhiều hơn hai ly rượu hoặc bia mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Các loại thịt giàu purin như: Thịt ba rọi, thịt gà tây, thịt bê, thịt nai, nội tạng,… cũng khiến nồng độ acid uric tăng cao dẫn đến bệnh gout.
  • Một số loại cá giàu purin như: Cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết, cá hồi,... là những thực phẩm không tốt cho người bệnh gout.

>>> XEM THÊM: Mách bạn những món ăn chữa bệnh gout đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Thực hiện những thói quen tốt cho người bệnh gout

Giữ thói quen tốt cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì acid uric ở mức ổn định và phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh gout.

  • Uống nhiều nước: Điều này sẽ giúp cơ thể đào thải acid uric dư thừa ra ngoài dễ dàng hơn, giảm viêm và sưng đáng kể.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái bằng các cách như: Tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, đọc sách, nghe nhạc,…
  • Ăn trái anh đào (cherry) thường xuyên: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng anh đào làm giảm 35% nguy cơ bị bệnh gout. 
  • Tăng cường các loại rau tốt cho người bệnh gout trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ như rau cần tây, rau cải xanh, súp lơ,…

loi-song-va-che-do-an-khoa-hoc-giup-phong-ngua-benh-gout-hieu-qua.webp

Lối sống và chế độ ăn khoa học giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Sử dụng thảo dược tự nhiên phòng ngừa bệnh gout

Sử dụng các sản phẩm thảo dược trong điều trị và phòng ngừa bệnh gout là phương pháp được người bệnh áp dụng phổ biến. Bởi, sản phẩm thảo dược vừa đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ, vừa mang lại hiệu quả phòng bệnh lâu dài.

Trạch tả là một trong những thảo dược hàng đầu trong điều trị bệnh gout, đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc. Theo đó, trạch tả có tác dụng tăng cường khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu và giảm nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại các khớp. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong là sản phẩm tiên phong trên thị trường có thành phần chính được chiết xuất từ cây trạch tả. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp cùng các loại thảo dược có hiệu quả tốt với người bệnh gout như: Thổ phục linh, hạ khô thảo, ba kích,... Với chất lượng và hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout, sản phẩm đã vinh dự nhận giải thưởng lớn “Thương hiệu vàng chất lượng quốc tế năm 2020”.

Ngoài ra, sản phẩm Hoàng Thống Phong còn được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và bệnh viện Tuệ Tĩnh đã chứng minh hiệu quả giảm acid uric máu, giảm đau, chống viêm khớp: 

  • 88,9% người bệnh có chỉ số acid uric trở về ngưỡng bình thường. 
  • 67,7% người bệnh không còn thấy đau khớp.
  • 32,3% người bệnh chỉ còn đau nhẹ ở 1 khớp.
  • Đặc biệt là sử dụng sản phẩm trong thời gian dài mà người bệnh không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Vì thế mà sản phẩm Hoàng Thống Phong đã được nhiều người bệnh tin dùng. Trong số đó phải kể đến là bác Đoàn Đình Quỳnh trú tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh. Bác Quỳnh đã bị bệnh gout hơn 20 năm, nhưng kể từ khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong thì bác Quỳnh không còn lo lắng về bệnh tình của mình nữa.

chia-se-cua-bac-quynh-sau-khi-su-dung-san-pham-hoang-thong-phong.webp

Chia sẻ của bác Quỳnh sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong

Mặc dù, bệnh gout xảy ra nhiều ở nam giới nhưng không vì thế mà chị em phụ nữ chủ quan với bệnh. Nhận biết sớm các triệu chứng gout ở nữ giới sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tiến triển của bệnh, đồng thời phòng ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. Nếu có bất cứ câu hỏi gì, bạn đọc vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0902207582 để được giải đáp chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gout/medications-for-gout

https://www.healthline.com/health/gout/home-remedies#home

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324972#ice