Gout là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh gout đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người phát hiện mình mắc bệnh gout khi tuổi còn trẻ cảm thấy rất ngạc nhiên. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh gout ở người trẻ.
Bệnh gout ở người trẻ là gì?
Khái niệm bệnh gout ở người trẻ hay các đối tượng khác đều giống nhau. Bệnh gout là tình trạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric vượt ngoài ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ làm hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng tại mô khớp. Việc này sẽ gây ra các cơn đau khớp đột ngột và dữ dội.
Đối tượng mắc gout chủ yếu là nam giới từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc gout ngày càng trẻ hóa dần, khoảng từ 30-40 tuổi. Cũng có những trường hợp chỉ mới hơn 20 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout.
Thực trạng đó cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout ở người trẻ ngày càng tăng. Đến hiện tại chưa có thống kê chính xác về độ tuổi người mắc bệnh gout ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo chia sẻ của BS.CKI Cao Thanh Ngọc - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Cứ 4 người đến khám bệnh gout thì có từ 1-2 người độ tuổi từ 30-40. Điều đáng lo ngại ở đây là đa số người mắc gout thường xem nhẹ tình trạng bệnh và nghĩ rằng không quá nguy hiểm, khi nào gặp cơn đau khớp thì mới phải điều trị. Chính vì suy nghĩ chủ quan như vậy mà người bệnh mắc gout ở tuổi càng trẻ thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng là rất cao.
Nhiều người trẻ mắc bệnh gout có tâm lý chủ quan
>>> XEM THÊM: Những thông tin về tinh thể urat mà người bệnh gout cần biết
Vì sao bệnh gout ở người trẻ ngày càng gia tăng?
Trước thực trạng tỷ lệ bệnh gout ở người trẻ ngày càng tăng, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân như sau:
- Thói quen sử dụng bia, rượu và các chất kích thích ở giới trẻ tăng. Thực tế cho thấy, hiện nay những người trẻ tuổi có lối sống thoải mái hơn. Trong các bữa ăn, buổi tiệc,... rượu bia là thức uống không thể thiếu. Trong khi đó, bia rượu là tác nhân gây tăng nồng độ axit uric trong máu, đồng thời làm chậm quá trình đào thải chất này ra ngoài cơ thể. Do đó, nguy cơ hình thành bệnh gút ở người trẻ là rất cao. Ngoài ra, uống rượu bia nhiều dễ dẫn đến các vấn đề về gan, dạ dày, thận… Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng chuyển hóa và thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng nhiều đạm (chứa nhiều thịt đỏ, hải sản...) làm tăng lượng purin nạp vào trong cơ thể. Điều này dễ gây rối loạn chuyển hóa purin và tăng axit uric trong máu.
- Chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi là lý do khiến quá trình đào thải axit uric diễn ra chậm. Do đó, các tinh thể urat có khả năng hình thành và lắng đọng tại khớp gây ra bệnh gout.
- Cuộc sống bận rộn làm người trẻ phụ thuộc vào đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… Đây đều là những đồ ăn chứa nhiều đạm và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Lười vận động, ít tập luyện thể thao sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
- Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Axit uric có khả năng tan trong nước và thải ra ngoài qua đường tiểu. Do đó, nếu uống ít nước thì axit uric có nguy cơ tích tụ trong cơ thể cao hơn.
Thói quen sử dụng bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở người trẻ
Giải pháp “chung sống hòa bình” và đẩy lùi bệnh gout bằng thảo dược
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gout ở người trẻ:
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh gout nên thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gout. Một số thực phẩm cần hạn chế và bổ sung thêm như:
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều nhân purin như hải sản, thịt chó, thịt bò...
- Hạn chế bia rượu và đồ uống có gas.
- Uống nhiều nước, trung bình từ 2-3 lít mỗi ngày để tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
- Bổ sung các loại chất xơ và vitamin có nhiều trong rau củ, hoa quả tươi.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất giúp kiểm soát tình trạng bệnh gout ở người trẻ. Do đó, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo nồng độ axit uric máu trong ngưỡng cho phép.
Sử dụng thuốc để cắt cơn gout cấp
Trong trường hợp người bệnh gặp phải cơn gout cấp gây đau khớp dữ dội thì có thể sử dụng các thuốc như NSAIDs, colchicine, corticosteroid. Các thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh nhưng chỉ nên sử dụng ngắn ngày. Thêm vào đó, người sử dụng còn phải đối mặt với một số tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, gây độc cho gan... Do đó cần hết sức thận trọng, nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ thuốc nào thì nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Một số thuốc được sử dụng để giảm đau nhức do bệnh gout ở người trẻ
>>> XEM THÊM: [CẬP NHẬT] Top 10 thuốc trị gout hiệu quả nhất hiện nay
Sử dụng thuốc để giảm axit uric máu
Việc sử dụng các thuốc giảm axit uric máu sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn gout cấp và gặp phải biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc hay được bác sĩ chỉ định là:
- Allopurinol: Cơ chế tác dụng của allopurinol là ức chế enzym xanthin oxidase để ngăn cản sự tổng hợp axit uric. Nhờ đó mà nồng độ axit uric trong máu được kiểm soát ở ngưỡng ổn định.
- Febuxostat: Đây là thuốc được chỉ định nếu người bệnh sử dụng allopurinol không đạt được hiệu quả như mong muốn. Cơ chế tác dụng của febuxostat tương tự như allopurinol là ức chế enzym xanthin oxidase.
- Probenecid: Giúp tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua nước tiểu. Thuốc chống chỉ định cho người gặp phải các vấn đề thận như suy thận, sỏi thận,...
Hoàng Thống Phong - Giải pháp “chung sống hòa bình” với bệnh gout ở người trẻ
Gout là bệnh mạn tính nên quá trình điều trị phải liên tục và kéo dài. Vì vậy, hiện nay xu hướng sử dụng các thảo dược tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Trong đó, Hoàng Thống Phong đi đầu trong dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Được bào chế từ thành phần chính là trạch tả, Hoàng Thống Phong giúp tăng cường chuyển hóa và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, từ đó giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp. Sản phẩm còn kết hợp với các thảo dược quý như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá… Với những ưu điểm vượt bậc, sự kết hợp của những thành phần này sẽ giúp cải thiện triệu chứng và đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Nhờ vậy mà Hoàng Thống Phong giúp chống viêm, thanh nhiệt và tăng cường chức năng gan, thận. Đồng thời, người bệnh gout có thể hoàn toàn yên tâm vì Hoàng Thống Phong có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, thích hợp cho quá trình điều trị lâu dài.
Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout ở người trẻ
Tính đến nay, Hoàng Thống Phong đã có mặt trên thị trường 15 năm và ngày càng được nhiều người bệnh gout tin dùng.
Cụ thể như trường hợp bác Đoàn Đình Quỳnh, trú tại số nhà 132 Tuệ Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An. Bác Quỳnh tâm sự: “Tôi bị gout từ nhiều năm nay. Thời gian đầu, do tôi chưa thực hiện chế độ ăn kiêng nên các cơn gout cấp thường xuyên xảy ra, định kỳ mỗi tháng một lần hoặc ngay sau khi tôi ăn một bữa ăn nhiều đạm. Đau gout rất dữ dội, tấy buốt ở ngón chân cái, nhất là vào ban đêm, khiến tôi không thể ngủ được. Sau khi dùng hết hộp thứ 8, tôi thấy các cơn gout cấp đã giảm rõ rệt. Nếu trước đây một tháng đau một lần, thì trong suốt thời gian dùng Hoàng Thống Phong cho tới nay, tôi chỉ gặp một cơn gout cấp với mức độ đau rất nhẹ chứ không dữ dội như trước nữa. Mặt khác, tôi cảm thấy ăn tốt, ngủ ngon, người khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.”
Ông Quỳnh chia sẻ về quá trình sử dụng Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị gút
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm Hoàng Thống Phong trên người bệnh gout tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã cho thấy những kết quả rất khả quan. Sau đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về kết quả của nghiên cứu:
Bệnh gout không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Đừng mang tuổi trẻ của mình ra đánh cược. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân ngay từ hôm nay. Lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong là giải pháp tối ưu trong phòng ngừa và điều trị bệnh gout ở người trẻ tuổi.
Bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chủ đề bệnh gout ở người trẻ. Nếu bạn đọc có câu hỏi gì khác, hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận. Các chuyên gia xương khớp sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhanh nhất!
Tài liệu tham khảo:
https://www.niams.nih.gov/health-topics/gout