Bệnh gout (thống phong) là bệnh lý viêm khớp mạn tính. Gout có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khớp như ngón chân cái, mắt cá chân, khuỷu tay... Tại mỗi vị trí khớp, mức độ đau và biểu hiện của gout sẽ khác nhau. Gout sưng mắt cá chân là vị trí thường gặp và gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh. Vậy gout ở mắt cá chân có gì khác so với các vị trí còn lại, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Gout mắt cá chân là bệnh gì?
Gout (còn được gọi là thống phong) là một bệnh lý viêm khớp, xảy ra do các tinh thể muối urat hình thành và tích tụ ở mô khớp. Các tinh thể này có hình kim, tích tụ tạo thành cục tophi làm tổn thương và bào mòn sụn khớp. Vị trí các khớp thường xuất hiện cục tophi rất đặc thù, chủ yếu là các khớp xa tim, nơi có lưu thông máu kém và nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Đó là các khớp đầu chi như đốt ngón tay, đốt ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, sụn tai...
Gout tại mắt cá chân cũng là một trong những vị trí thường xuất hiện cục tophi. Mắt cá chân là khớp giao nhau giữa cẳng chân và bàn chân, gồm mặt trong và mặt ngoài. Gout mắt cá chân thường xuất hiện ở mặt ngoài nhiều hơn. Khớp mắt cá chân là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên khi vùng khớp này bị tổn thương do gout sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đi lại và sinh hoạt của người bệnh.
Gout mắt cá chân làm xuất hiện cục tophi ở mặt ngoài khớp
>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 triệu chứng bệnh gút giúp phát hiện bệnh kịp thời
Nguyên nhân gây bệnh gout ở khớp mắt cá chân
Nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh gout nói chung và gout mắt cá chân nói riêng là do rối loạn chuyển hóa purin làm nồng độ axit uric máu tăng vượt quá ngưỡng bình thường. Ngoài ra, khi chức năng thận suy giảm sẽ làm giảm đào thải axit uric và ứ đọng trong cơ thể. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm bệnh gout tiến triển nặng hơn như:
- Sử dụng nhiều thực phẩm giàu nhân purin như các loại thịt đỏ, nấm, trứng, hải sản...
- Sử dụng một số thuốc như aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu... cũng có thể làm gây tăng axit uric máu.
- Uống nhiều bia, rượu sẽ gây hoạt hóa enzym xanthin oxidase từ đó gián tiếp làm tăng axit uric trong máu.
- Mắc một số bệnh lý như suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường...
- Di truyền.
Ăn nhiều hải sản là yếu tố nguy cơ gây gout ở mắt cá chân
Phân biệt gout khớp mắt cá chân với các bệnh lý khác
Tình trạng sưng mắt cá chân có thể gặp ở một số bệnh lý khác chứ không riêng bệnh gout. Sau đây là một số dấu hiệu phân biệt gout sưng mắt cá chân với các tình trạng sưng mắt cá chân do bệnh lý khác:
- Bong gân: Thường xuất hiện sau khi có va chạm làm tổn thương khớp mắt cá chân. Bong gân gây cảm giác đau nhói, sưng và bầm tím xung quanh mắt cá chân.
- Viêm khớp dạng thấp: Gặp chủ yếu ở người cao tuổi, thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đau có tính chất đối xứng, đau cả hai bên mắt cá chân.
- Hội chứng ống cổ chân: Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh bị chèn ép quá mức trong ống cổ chân gây đau và sưng mắt cá chân. Hội chứng này gây cảm giác bỏng rát, tê ngứa, lan tỏa sang các vùng bàn chân, ngón chân và cả gót chân.
- Gout khớp mắt cá chân: Triệu chứng đau thường xuất hiện đột ngột, sau một bữa ăn giàu đạm hoặc một chấn thương bất kỳ. Bệnh tiến triển âm thầm trong một thời gian dài. Càng ngày các cơn đau càng dữ dội và có thể xuất hiện các hạt tophi tại khớp mắt cá chân.
Bị bệnh gout sưng mắt cá chân nên làm gì?
Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh gout tại mắt cá chân, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp không sử dụng thuốc dưới đây để có cảm giác dễ chịu hơn:
- Ngâm chân với nước ấm: Ngâm chân nước ấm sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác dễ chịu hơn, khớp bớt đau nhức, đi lại dễ dàng. Bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm có pha thêm chút muối để tăng thêm hiệu quả. Lưu ý, để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên ngâm chân trong thời gian khoảng 30 phút.
- Giữ cho khớp mắt cá chân ổn định: Các khớp đau nên được cố định để cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể lấy gạc y tế quấn từ các ngón chân lên dần phía khớp mắt cá chân. Điều này sẽ giúp giữ khớp cố định và cho phép phục hồi khớp nhanh hơn.
- Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò quan trọng giúp thận đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Theo chuyên gia, uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thận hoạt động tích cực hơn. Từ đó giúp ngăn cản sự hình thành của tinh thể urat tích tụ tại mắt cá chân.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để giảm đau gout ở mắt cá chân, phòng ngừa cơn đau tái phát, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purin như thịt bò, hải sản, nội tạng động vật…; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả; Hạn chế uống bia, rượu và các đồ uống có cồn khác.
Ngâm chân sẽ giúp cải thiện triệu chứng của gout sưng mắt cá chân
Giảm triệu chứng bệnh gout ở mắt cá chân nhờ sản phẩm thảo dược
Các khá nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh gout sưng mắt cá chân như dùng thuốc tây, thay đổi chế độ dinh dưỡng, áp dụng các mẹo dân gian… Hiện nay, ngoài những phương pháp kể trên, nhiều người bệnh tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tăng cường hiệu quả điều trị gout. Những sản phẩm này vừa giúp hạ acid uric máu, vừa giúp cải thiện triệu chứng đau do gout. Thêm vào đó, phương pháp này an toàn với sức khỏe, không đem lại tác dụng phụ kể cả khi sử dụng lâu dài. Phải kể đến một trong những sản phẩm lâu đời được nhiều người bệnh gout tin dùng hiện nay, đó là Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong chứa thành phần từ các thảo dược tự nhiên như trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phụ linh, hoàng bá… Sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược quý này giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thải trừ của thận, giảm nồng độ acid uric máu và hạn chế sự tích tụ tinh thể urat. Từ đó, giảm các triệu chứng đau gây ra bởi gout mắt cá chân và hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng.
Hoàng Thống Phong chứa các thành phần thảo dược hỗ trợ giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp hiệu quả
Năm 2010, Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả trên lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả cho thấy:
- 88,9% người dùng giảm acid uric máu về mức ổn định.
- 96,4% người dùng hết sưng đau khớp do gout sau 3-4 ngày sử dụng Hoàng Thống Phong.
- Trong cả quá trình nghiên cứu, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu.
Năm 2016, nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam về hiệu quả của Hoàng Thống Phong trên bệnh nhân bị gout cho kết quả như sau:
- Về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS: Nhóm người bệnh sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp với phác đồ chuẩn có hiệu quả tốt hơn nhóm chỉ dùng phác đồ chuẩn.
- Về số lượng khớp viêm: Nhóm người bệnh sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp với phác đồ chuẩn có số lượng khớp viêm giảm nhiều hơn so với nhóm người bệnh chỉ dùng phác đồ chuẩn.
- Về mức độ giảm acid uric máu: nhóm người bệnh sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp với phác đồ chuẩn có hiệu quả tốt hơn nhóm người bệnh chỉ dùng phác đồ chuẩn.
- Trong suốt quá trình sử dụng Hoàng Thống Phong, người bệnh không gặp tác dụng không mong muốn nào. Chức năng gan, thận và các chỉ số sinh hóa vẫn ở mức bình thường.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thống Phong thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Với những nghiên cứu đã được chứng minh trên lâm sàng của Hoàng Thống Phong, người bệnh có thể yên tâm hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Gout sưng mắt cá chân vừa đem lại những khó khăn cho người bệnh trong di chuyển, vừa gây mất thẩm mỹ. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho bạn đọc về tình trạng gout sưng mắt cá chân và phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, nếu bạn đọc có thắc mắc thêm về tình trạng bệnh gout và các phương pháp điều trị, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, chúng tôi sẽ trả lời bạn nhanh chóng.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/gout-in-ankle