WHO ước tính có khoảng 10-20% trường hợp sau khi âm tính gặp phải các triệu chứng hậu COVID. Đặc biệt, đối với người có bệnh nền gout thì các cơn đau gout có nguy cơ gia tăng. Vậy các cơn đau gout và hội chứng hậu COVID tác động gì đối với người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hậu F0 - người mắc bệnh gout gặp phải những nguy cơ gì?
Người bị gout khi khỏi COVID phải đối mặt với rất nhiều di chứng như mệt mỏi, rụng tóc, đau mỏi cơ xương khớp, mất khứu giác,... Sức khỏe và khả năng miễn dịch của người bệnh sau khi âm tính thường chưa được hồi phục hoàn toàn, nếu không kiểm soát tốt chỉ số acid uric trong máu thì nguy cơ tái phát các cơn đau gout là rất cao.
Ngoài ra, người bị COVID có triệu chứng nặng thường phải sử dụng các loại thuốc kháng virus, corticoid,... có khả năng gặp phải nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, khả năng đào thải acid uric giảm dẫn đến tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp.
Cơn đau gout có nguy cơ tái phát cao hậu COVID
>>> XEM THÊM: Gout cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau nhanh
Cơn đau gout ảnh hưởng thế nào đến người bệnh sau khi khỏi COVID?
Trong thời gian dương tính với COVID, thể trạng và khả năng miễn dịch của cơ thể người bệnh bị suy giảm một phần. Thêm vào đó, những cơn đau gout tái phát thường xuyên hậu COVID không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc. Cụ thể:
Sức khỏe và thể trạng
- Các cơn đau này thường xuất hiện vào ban đêm nên ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bệnh.
- Khi hạt tophi có kích thước quá lớn có thể làm biến dạng các khớp và tổn thương vùng da bao quanh nó. Từ đó, việc di chuyển đi lại của người bệnh gout sẽ trở nên rất khó khăn.
- Cơn đau gout gia tăng cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh có khả năng chuyển biến nặng. Nguy cơ biến chứng tại các cơ quan khác như thận, tim mạch,.. cũng rất cao. Khi đó, người bệnh cần kiểm soát tốt cơn đau và chỉ số acid uric máu của mình.
Đời sống sinh hoạt
- Khả năng đi lại, vận động sẽ trở nên khó khăn hơn khi người bệnh gặp phải cơn đau gout. Có thể những thao tác, di chuyển nhẹ nhàng cũng cần đến sự giúp đỡ của người thân.
- Khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ,... sẽ gây căng thẳng đầu óc, mệt mỏi thần kinh. Từ đó làm người bệnh mất tập trung trong công việc, khó trở lại cuộc sống bình thường.
- Người bệnh sau khi khỏi COVID có thể gặp phải triệu chứng mất vị giác, khẩu vị thay đổi dẫn đến ăn không ngon miệng, chán ăn.
Cơn đau gout cấp gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người mắc
Nên đối phó với các cơn đau gout hậu COVID thế nào?
Có rất nhiều cách hỗ trợ người bệnh gút, bao gồm các biện pháp không sử dụng thuốc, thuốc tây hoặc thảo dược. Người bệnh cần tìm hiểu rõ và cân nhắc giữa hiệu quả và tính an toàn của các biện pháp để lựa chọn cho mình phương pháp tiện lợi và hiệu quả nhất.
Biện pháp không cần sử dụng thuốc
- Thay đổi chế độ ăn uống luôn là hướng dẫn đầu tay mà bác sỹ ưu tiên chỉ dẫn cho người bệnh gout. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như hải sản, thịt bò, nội tạng, …
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao vừa sức để giúp tăng cường độ dẻo dai cho các cơ khớp. Thêm vào đó, khi tập luyện cũng sẽ giúp tăng chuyển hóa và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gout cần tránh các vận động mạnh vì có thể làm tổn thương xương khớp.
- Cần phải luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Bởi cơ thể bị nhiễm lạnh cũng là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các cơn đau gout cấp.
- Bấm huyệt, châm cứu là một trong những phương pháp cổ truyền giúp giảm các cơn đau gout hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín và có chuyên môn, tránh tự thực hiện tại nhà vì có nguy cơ gây trật khớp, tổn thương xương khớp.
- Chườm lạnh lên vùng da có các khớp bị sưng đỏ. Việc này có thể giúp người bệnh giảm đau gout tại nhà nhanh nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.
Chườm đá tại các khớp đang sưng tấy giúp giảm đau tại chỗ hiệu quả
Biện pháp sử dụng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh gout nhất định cần phải có sự chỉ định của bác sỹ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc và căn chỉnh liều vì nguy cơ cao gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Có 3 nhóm thuốc được cấp phép trong điều trị bệnh gout, đó là:
- Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat là những hoạt chất được sử dụng nhiều trong nhóm thuốc này. Cơ chế tác dụng của chúng là ức chế men Xanthine Oxidase - Đây là enzym cần thiết cho quá trình chuyển hóa Xanthine thành acid uric. Men Xanthine Oxidase bị ức chế, acid uric được tạo ra giảm thì nồng độ acid uric trong máu sẽ được đưa về ngưỡng ổn định.
- Nhóm thuốc tăng thải trừ acid uric: Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi người bệnh đã dùng các thuốc giảm tổng hợp acid uric không đạt được hiệu quả như mong đợi. Một số thuốc phổ biến trong nhóm này là Probenecid, Benzbromarone, Lesinurad. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng các thuốc nhóm này cho người bị suy giảm chức năng thận.
- Nhóm thuốc hủy urat: Có 2 thuốc quen thuộc trong nhóm này là Pegloticase và Rasburicase. Với cơ chế biến đổi acid uric thành allatonin có khả năng tan tốt trong nước, từ đó chúng dễ dàng được thải trừ ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Các thuốc thuộc nhóm này ít được sử dụng trên lâm sàng vì chúng có khả năng làm giảm acid uric máu nhanh nhưng nguy cơ tái phát các cơn gout cấp cũng nhanh.
Biện pháp sử dụng các loại thảo dược
“Nam dược trị nam nhân”. Từ xa xưa, ông bà ta đã có rất nhiều bài thuốc nam hiệu quả hỗ trợ điều trị giảm các cơn đau gout. Việc sử dụng các vị thuốc nam vừa an toàn lành tính, vừa giúp tác động được vào căn nguyên của bệnh. Một số vị thuốc thường được truyền tai nhau hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau gout và ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả đó là:
- Trạch tả: Theo đông y, trạch tả quy kinh thận, giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ acid uric máu giảm về ngưỡng ổn định thì sẽ hạn chế được tần suất xuất hiện của các cơn đau gout, biến chứng trên thận cũng được giảm bớt nguy cơ.
- Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá: Bộ ba thảo dược có tác dụng hiệp đồng, giúp chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa sự xuất hiện ổ viêm tại các khớp. Nhờ đó, nguyên nhân gây đau do sưng tấy tại các ổ viêm được hạn chế
- Ba kích, nhàu, hoàng bá: Giúp tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, trong đó có acid uric. Căn nguyên gây ra gout do nồng độ acid uric trong máu vượt quá ngưỡng được loại bỏ, nguy cơ gây ra các cơn đau gout và biến chứng sẽ được hạn chế rõ rệt.
Mời các bạn xem thêm video chuyên gia Nguyễn Hồng Hải hướng dẫn cách giúp giảm cơn đau gout bằng thảo dược:
Hoàng Thống Phong - Giải pháp hỗ trợ các cơn đau gout hiệu quả, an toàn hiện nay
Kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với các bài thuốc cổ truyền, sự ra đời của viên uống Hoàng Thống Phong đã giúp nhiều người cải thiện hiệu quả các cơn đau gout
Hiệu quả của Hoàng Thống Phong đã được chứng minh trên lâm sàng
Viên uống Hoàng Thống Phong đã được đánh giá hiệu quả tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thuộc Học viện Y học cổ truyền. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị gout. Nghiên cứu với sự tham gia của 62 người có bệnh lý gout mạn tính, chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp với phác đồ điều trị nền.
- Nhóm 2: Chỉ sử dụng phác đồ điều trị nền.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Về hiệu quả giảm đau: Nhóm người bệnh sử dụng kết hợp Hoàng Thống Phong và phác đồ điều trị nền cho hiệu quả cao hơn nhóm chỉ sử dụng phác đồ điều trị nền đơn thuần.
- Về hiệu quả giúp giảm số lượng khớp viêm: Nhóm người bệnh sử dụng kết hợp Hoàng Thống Phong và phác đồ điều trị nền cho hiệu quả cao hơn nhóm chỉ sử dụng phác đồ điều trị nền đơn thuần.
- Về tác dụng không mong muốn: Hoàng Thống Phong không đem lại tác dụng phụ nào trên lâm sàng, không làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận trong cơ thể.
Hoàng Thống Phong - Giải pháp an toàn cải thiện cơn đau gút hậu COVID
Người mắc bệnh gout phản hồi như thế nào sau khi dùng sản phẩm?
Viên uống Hoàng Thống Phong tự hào sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường đã đồng hành cùng với rất nhiều người bệnh vượt qua các cơn đau gout, hỗ trợ giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa các biến chứng do gout gây ra. Sau đây là một số chia sẻ phản hồi của khách hàng đã sử dụng Hoàng Thống Phong:
Khách hàng phản hồi sau khi dùng Hoàng Thống Phong giảm tình trạng sưng, nóng, đỏ của cơn đau gout
Chỉ số acid uric được đưa về mức bình thường, các cơn đau gout cũng không còn
Người bị gout sau khi khỏi COVID có nguy cơ gặp phải các di chứng gây đau xương khớp. Từ đó, các cơn đau gout có xu hướng tăng lên, đồng thời gia tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người mắc bệnh gout nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu để có thể chống chọi với các hội chứng hậu COVID. Ngoài những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết trên về cơn đau gout ở người bệnh hậu COVID, nếu bạn đọc còn có thắc mắc gì thêm thì hãy để lại câu hỏi phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34907115/
https://www.mitigare.com/blog/how-might-the-stress-of-covid-19-affect-gout/