Những người bị bệnh gút luôn sống trong tình trạng lo lắng, bất an mỗi khi thời tiết thay đổi. Thống kê cho thấy, số người nhập viện vì bệnh gút khi thời tiết trở lạnh tăng cao. Vậy tại sao bệnh gút lại dễ tái phát khi thời tiết trở lạnh, người bệnh phải làm gì để hạn chế những cơn đau tái phát?

Tại sao bệnh gút dễ tấn công khi thời tiết lạnh?

Nhiệt độ dưới 15 độ C là điều kiện thuận lợi để bùng phát các bệnh lý về xương khớp như: Viêm đa khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút … Các cơn đau gút có thể tái phát bất thình lình gây đau nhức, khó chịu và cứng khớp.

Theo y học cổ truyền, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, khiến khí huyết kém lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ lưu đọng lại ở các khớp xương và phát sinh chứng đau nhức. Trong khi đó, y học hiện đại cho biết, bệnh gút liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit uric tăng cao trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc natri urat lắng đọng ở các tổ chức như: Sụn, khớp, xương, da,… Các tinh thể urat kết tinh khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra cơn đau gút cấp tính. 

Khi thời tiết trở lạnh thường kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp, dẫn tới mật độ và tính chất đau do gút nặng thêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, vào khoảng 2-3 giờ sáng, nhiệt độ của ngón chân cái thấp nhất, các muối urat dễ kết tủa, từ đó hình thành các cơn gút cấp. Vì vậy, người bị gút cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết lạnh.

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kích hoạt một cuộc tấn công của bệnh gút. 

Benh-gut-de-tai-phat-khi-troi-lanh.webp

Bệnh gút dễ tái phát khi trời lạnh

Bệnh gút tái phát khi thời tiết lạnh có nguy hiểm không?

Bệnh gút tái phát khi thời tiết lạnh sẽ khiến người mắc phải đối diện với các cơn đau dữ dội. Tình trạng sưng, nóng đỏ khởi phát đột ngột ở nhiều khớp, có thể kèm sốt nhẹ. Bệnh có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, gây khó khăn khi đi lại, làm giảm khả năng lao động. Ngoài yếu tố sức khỏe, người bệnh còn rất dễ rơi vào cảnh trầm cảm, u uất, có xu hướng sống tiêu cực, thụ động, tinh thần xuống dốc nghiêm trọng.

Bệnh gút để lâu ngày, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới hình thành các hạt tophi dưới da, gây đau đớn, làm biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bên cạnh đó, gút còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác như: Tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…

Benh-gut-co-the-khien-nguoi-mac-doi-dien-voi-nguy-co-tan-phe.webp

Bệnh gút có thể khiến người mắc đối diện với nguy cơ tàn phế

>>>Xem thêm: Mách bạn 6 triệu chứng bệnh gút giúp phát hiện bệnh kịp thời

Làm sao để phòng ngừa bệnh gút tái phát khi thời tiết lạnh?

Để phòng ngừa và cải thiện các cơn đau do gút gây ra khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định khi thời tiết thay đổi là “chìa khóa” giúp bạn tránh một cuộc “tấn công” của bệnh gút. Khi thời tiết nóng lên, bạn cần bổ sung đủ nước nhằm giúp cơ thể luôn duy trì mức nhiệt ổn định.
  • Để “chặn đứng” cơn đau gút, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: Colchicin, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid,...
  • Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm triệu chứng đau như: Ngâm chân với nước muối ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng, tắm dưới vòi nước ấm,...
  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gút. Theo đó, bạn cần hạn chế các món ăn giàu đạm, chứa nhiều purin như: Thịt bò, thịt gà, thịt vịt, nội tạng động vật,… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả hơn. Đặc biệt, không uống rượu, bia nhằm kiểm soát mức axit uric trong máu ổn định ở ngưỡng an toàn.
  • Hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát, đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước. Uống đủ nước hàng ngày giúp hòa tan các chất lắng cặn, tăng cường đào thải axit uric và làm trơn, mềm ổ khớp, giảm triệu chứng đau hiệu quả.
  • Hàng ngày, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để xương khớp hoạt động “nhịp nhàng” hơn.

Van-dong-nhe-nhang-giup-cai-thien-tinh-linh-hoat-cua-cac-khop.webp

Vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tính linh hoạt của các khớp

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút khi thời tiết chuyển mùa bằng sản phẩm thảo dược chứa cây trạch tả

Ngoài những cách phòng ngừa và “ứng phó” với cơn đau gút khi thời tiết trở lạnh, để quá trình đẩy lùi bệnh được nhanh chóng, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện cơn đau gút.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những cây cỏ xung quanh mình để chữa trị bệnh tật hiệu quả. Đối với bệnh gút cũng vậy, nhiều loại thảo dược đã có mặt trong các bài thuốc giúp làm dịu các cơn đau gút, giảm axit uric trong máu. Trong đó trạch tả là thảo dược quý nổi bật nhất.

Để tiện cho người bệnh sử dụng, hiện nay, các nhà khoa học đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ y học hiện đại, bằng cách dùng trạch tả làm vị thuốc chính, phối hợp với một số dược liệu quý khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, hoàng bá,… để bào chế thành công viên nang Hoàng Thống Phong. Bên cạnh tác dụng tăng đào thải axit uric dư thừa ra ngoài, Hoàng Thống Phong còn giúp giảm đau, sưng, viêm khớp, tăng cường chức năng gan, thận, từ đó giảm dần tần suất và cường độ các cơn gút cấp tái phát khi chuyển mùa hiệu quả.

Hoang-Thong-Phong-giup-phong-ngua-con-dau-gut-khi-thoi-tiet-chuyen-mua.webp

Hoàng Thống Phong giúp phòng ngừa cơn đau gút khi thời tiết chuyển mùa

Nút đặt mua.webp

Nghiên cứu về công dụng hỗ trợ điều trị gút của Hoàng Thống Phong

Tác dụng của sản phẩm Hoàng Thống Phong đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng. Qua theo dõi điều trị cho 27 người bị gút là nam giới sử dụng thuốc tây phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày. Sau đó chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc liên tục theo liệu trình từ 3 - 6 tháng. Kết quả cho thấy:

- Nồng độ axit uric máu giảm dần trong quá trình điều trị: Sau 1 tháng axit uric đã giảm được 59,53 µmol/l. Sau 6 tháng điều trị có 88,9% trường hợp có axit uric máu trở về giới hạn bình thường

- 59,3% giảm đau khớp sau 2 ngày.

- Không ai bị tái phát cơn gút cấp tái phát.

Ket-qua-nghien-cuu-ve-cong-dung-cua-Hoang-Thong-Phong.webp

Kết quả nghiên cứu về công dụng của Hoàng Thống Phong

Hoàng Thống Phong mang đến niềm vui cho nhiều người bị gút

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, rất nhiều người bệnh sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong và cho thấy hiệu quả bất ngờ. Điển hình như trường hợp của ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107) ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Mời bạn cùng theo dõi chia sẻ của ông Bính qua video dưới đây:

Không chỉ ông Hiền, rất nhiều người bị gút khác đã cảm thấy nhẹ người, đỡ đau hơn nhiều sau khi sử dụng Hoàng Thống Phong. Dưới đây là một phản hồi như vậy:

Nhieu-nguoi-da-day-lui-con-dau-gut-hieu-qua-nho-Hoang-Thong-Phong.webp

Nhiều người đã đẩy lùi cơn đau gút hiệu quả nhờ Hoàng Thống Phong

Đánh giá của chuyên gia

Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá rất cao về thành phần cũng như công dụng của sản phẩm TPBVSK Hoàng Thống Phong:

Bac-si-Nguyen-Thi-Van-Anh-chia-se-ve-tac-dung-cua-Hoang-Thong-Phong-voi-nguoi-benh-gut.webp

Thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tái phát của cơn đau bệnh gút. Để bệnh không có cơ hội “tấn công” khi thời tiết thay đổi, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày nhé. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến bệnh gút, hãy để lại bình luận để được chuyên gia giải đáp chi tiết.

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4184385/

https://www.lifootcare.com/blog/post/gout-and-weather.html 

https://www.lifootcare.com/blog/post/gout-and-weather.html