Với các triệu chứng đau nhức khớp kéo dài mà bản thân người bệnh không để ý đến hoặc đến một ngày phát hiện ở ngón cái sưng to nóng, đau dữ dội có thể sau bửa tiệc rượu hoặc khi ngủ dậy....khi thăm khám bác sĩ thì phát hiện ra bản thân bị mắc benh gut, thì bệnh gút là ở chỗ do tang axit uric mau cao nên khả năng kết tủa acit uric thành tinh thể muối urat cao. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kê cho các loại thuốc điều trị bệnh gút thì hiện nay một số thuốc điều trị bệnh gút đó là tăng đào thải axit uric và giảm tổng hợp axit uric, khi ngưng thuốc thì axit uric máu lại tăng cao, thuốc lại không thể sử dụng lâu dài do có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như đau dạ dày, chức năng gan thận bị ảnh hưởng là người bệnh đã bệnh nay càng bệnh nặng hơn, mệt mỏi và ảnh hưởng đến tinh thần nhiều hơn. Thì bên cạnh đó bệnh gút cũng được khuyến khích sử dụng các loại nước uống có độ kiềm cao để làm giảm khả năng kết tủa của axit uric thành tinh thể muối urat, nhưng chi phí sử dụng cũng không thấp, trong khi đó, có nhiều loại thực phẩm rất dễ tìm ở xung quanh ta có độ kiềm cao có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gút lại ít được chú ý đến như rau xanh, hoa quả...
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giàu kiềm tốt đối với người mắc bệnh gut, những thực phẩm này hoàn toàn dễ kiếm đôi khi nó lại xuất hiện trong các bửa ăn hàng ngày mà không để ý đến.
- Thực phẩm rất giàu kiềm: gồm những loại rau non, tươi, trái cây mọc hoang được hái chín cây, dưa tây được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại nước ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…
Đu đủ giàu kiềm tốt với người mắc bệnh gút
- Thực phẩm kiềm nhẹ: đậu, giá, hạt… đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh. Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.
- Thực phẩm trung tính: dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…
- Axit nhẹ: trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát, bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….
- Axit mạnh: thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt, đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể. Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.
Người mắc bệnh gút hàng ngày có thể ăn các loại rau có tính kiềm cao và uống nước luộc các loại rau này, và nên uống nhiều nước lọc, kết hợp với quá trình tập thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng trạng, sẽ mang lại kết quả khả quan cho quá trình điều trị bệnh gút, đồng thời nên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe
Y Dược 365.