Khi mắc bệnh gut người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, và cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để giúp phòng các cơn đau gut, như hạn chế thức ăn giàu chất prin, ăn nhiều thức ăn có tính kiềm, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh…

Chế độ ăn của người bệnh gut nên hạn chế hấp thụ thức ăn có purin, người bệnh nên kiểm soát lượng purin hấp thụ trong thời gian dài (thông thường lượng purin hấp thụ mỗi ngày là 600-1000 mg), thời kỳ cấp tính nên chọn các loại thức ăn có hàm lượng purin thấp (lượng purin hấp thụ mỗi ngày dưới 100-150mg).

Nếu bệnh thuyên giảm, có thể nới lỏng chế độ ăn một cách hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên hạn chế thức ăn có nhiều purin. Do protein có công dụng đặc biệt trong cơ thể làm tăng axit uric máu  nên  phải có những hạn chế.

Tùy theo cân nặng để bổ sung protein thích hợp, 1kg cân nặng cần 0,8 – 1g protein (chủ yếu từ trứng và sữa). Nếu là thịt nạc, thịt gà, vịt… nên luộc qua rồi bỏ nước luộc đi, không nên ăn thịt hầm hoặc thịt luộc với muối.

Ăn nhiều thức ăn có tính kiềm: thức ăn có hàm lượng natri,  kali, canxi nhiều trong cơ thể được oxy hóa thành kiềm oxy. Rau xanh, khoai lang, khoai tây, các loại sữa… được gọi là thức ăn có tính kiềm. Các loại hoa quả như cam, quýt cũng giữ lại nguyên tố kiềm qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể gọi là thực phẩm tính kiềm.

 Mỗi ngày cung cấp 1000g rau xanh, 50g hoa quả có thể giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ thực phẩm tính kiềm, làm giảm axit uric trong  huyết thanh, từ đó tăng axit uric trong nước tiểu. Hoa quả rau xanh có nhiều VitaminC có thể thúc đẩy quá trình phân giải muối urat trong các cơ quan.

Ăn rau lá xanh và  hoa quả tốt cho người bệnh gút.

Dưa hấu và bí đao không chỉ là thực phẩm có tính kiềm mà còn có công dụng lợi tiểu rõ rệt, có lợi đối với bệnh nhân gut.  

Nước uống có thể là nước sôi để nguội, trà, nước khoáng, nước có ga, nước ép hoa quả. Tuy nhiên, các loại nước uống khác như trà đặc, cà phê, côca… không sản sinh axit uric trong cơ thể, cũng không gây tích tụ hạt tophi nhưng lại có công dụng kích thích hệ thần kinh thực vật, gây phát bệnh gut. Vì thế   nên tránh uống nhiều. Trước khi đi ngủ hoặc nửa đêm, bạn nên uống một lượng nước thích hợp.

Thành phần đường có công dụng thúc đẩy bài trừ axit uric. Người bệnh nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường phong phú như cơm, bánh bao, mì…

Rượu có thể làm ức chế quá trình bài trừ axit uric trong cơ thể gây phát bệnh gut.

Các loại ớt, cà phê, hồ tiêu, hoa tiêu, bột hạt cải… cùng các gia vị khác đều có công dụng kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh thử vật, làm phát bệnh gut cấp tính, do đó cần hạn chế một cách tối đa.

 Sưu tầm