Với người đang bị bệnh gút, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng khiến tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn hay xấu đi. Vậy người bị bệnh gút cần có chế độ ăn uống như thế nào để giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn chặn cơn đau gút tái phát. Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Gút là bệnh gì? Những đối tượng nào dễ bị gút?

Bệnh gút còn được gọi là viêm khớp do gút, có thể phát triển khi lượng axit uric dư thừa trong cơ thể. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng, gây đau, đỏ, sưng ở khớp, thường là ngón chân cái. Bệnh thường tấn công vào ban đêm hoặc sáng sớm. Nếu không được điều trị, các cuộc tấn công tái phát có thể dẫn đến biến dạng khớp và hạn chế vận động.

Bệnh gút hình thành bởi sự tích tụ của axit uric trong khớp. Axit uric được sản xuất khi cơ thể phân hủy purin – hợp chất có trong một số thực phẩm và đồ uống như gan, hải sản, bia, rượu... Axit uric thường được hấp thụ trong máu, xử lý qua thận và loại bỏ bằng nước tiểu. Khi thận không thể xử lý axit uric đúng cách sẽ khiến nó tích tụ trong máu, tạo thành những tinh thể hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các mô, khớp và gây ra cơn đau gút.

Trước đây, người ta cho rằng, chỉ nam giới tuổi trung niên mới là đối tượng dễ mắc bệnh gút. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có không ít thanh niên chưa đầy 30 tuổi đã mắc bệnh gút. Dưới đây là những đối tượng dễ bị mắc bệnh gút.

- Người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu purin: Người thường xuyên ăn nhiều thịt, hải sản và dùng đồ uống có đường sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao và gây ra cơn đau gút.

 nguoi-an-nhieu-thuc-pham-giau-purin-de-mac-benh-gut

Người ăn nhiều thực phẩm giàu purin dễ mắc bệnh gút

- Người thường xuyên uống rượu, bia: Rượu có thể cản trở việc thận loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể, còn bia là thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Chính vì vậy, người sử dụng nhiều bia, rượu sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.

- Người thừa cân, béo phì: Nếu bị thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút thì bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.

- Người dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, giảm đau cũng có thể làm axit uric máu tăng lên và hình thành cơn đau gút. Nếu bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc này thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

- Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: Gút là một bệnh liên quan tới chuyển hóa nên những ai mắc phải các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch,… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.

Rất nhiều người mắc bệnh gút do trước đó đã mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Điển hình như ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0912474267/ 0346086107), sinh năm 1949, ở thôn 11, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông Hiền mắc bệnh tiểu đường nhiều năm. Dù đã ăn uống kiêng khem nhưng tới tháng 1/2017, ông Hiền thấy khớp ngón chân cái bên phải sưng đau dữ dội. Ông chia sẻ:

“Đột nhiên một hôm, tôi thấy khớp ngón chân cái bên phải bị đau dữ dội, chân sưng to, đỏ, bóng. Đau khiến tôi không thể đi lại được, ăn không ngon, ngủ không yên. Đến việc đi vệ sinh tôi cũng không thể tự đi được mà phải nhờ vợ hoặc con dìu đi. Ban đầu, tôi nghĩ chỉ bị viêm khớp bình thường nhưng vì đau quá, đêm không thể ngủ được nên tôi đành nhờ con rể đưa đi khám. Sau khi làm xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận tôi bị bệnh gút”.

benh-gut-tan-cong-khien-ong-hien-kho-khan-trong-van-dong

Bệnh gút tấn công khiến ông Hiền khó khăn trong vận động

>>> Xem thêm: Bệnh gút là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh gút. Nó có thể khiến bệnh tiến triển tốt hơn hoặc xấu đi. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị gút.

1. Ăn nhiều trái cây tươi

Trái cây là thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh gút vì chúng chứa rất ít purin. Một số loại trái cây có chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là hoạt chất giúp giảm sự phân hủy purin thành axit uric và tăng đào thải chúng qua nước tiểu. Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người bị bệnh gút nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung những loại trái cây như dứa, quả cherry, việt quất,…

2. Tăng cường bổ sung sữa ít béo

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sữa ít béo chứa hàm lượng purin thấp và có khả năng tăng đào thải axit uric khỏi cơ thể. Các chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng sản phẩm sữa không béo để giảm nồng độ axit uric, phòng ngừa bệnh gút tái phát hiệu quả.

 nguoi-bi-benh-gut-nen-bo-sung-sua-it-beo

Người mắc gút nên bổ sung sữa ít béo

3.  Hạn chế uống nước ngọt chứa fructose

Sử dụng quá nhiều nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao cũng là thủ phạm làm tăng nồng độ axit uric và gây ra các triệu chứng bệnh gút. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo, những người có nguy cơ mắc bệnh gút nên chuyển sang dùng soda ăn kiêng (không chứa fructose) hoặc hạn chế sử dụng các loại nước ngọt đóng chai. Bên cạnh đó, soda chứa fructose cao có thể được tìm thấy trong nhiều đồ uống trái cây, đồ nướng mua tại cửa hàng, kem, kẹo, thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và các mặt hàng khác. Vì vậy, bạn hãy đọc nhãn cẩn thận để giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

4. Hạn chế uống bia, rượu

Uống bất kỳ loại rượu nào cũng có thể gây ra cơn đau gút vì nó làm giảm khả năng lọc axit uric của thận, khiến chúng dễ tích tụ tại khớp gây đau đớn. Càng uống nhiều rượu thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ càng cao. Chính vì vậy, hãy hạn chế uống rượu tới mức tối đa để phòng ngừa bệnh gút hiệu quả hơn.

5. Hạn chế thực phẩm giàu purin

Nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên do tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều purin, bao gồm thịt, hải sản. Thực tế cũng cho thấy, bệnh gút thường tấn công người ăn nhiều thịt, hải sản. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên cẩn trọng với các thực phẩm chứa quá nhiều purin. Những thực phẩm người bị bệnh gút cần phải hạn chế bao gồm: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật. Ngay cả khi cơn đau gút không tấn công, người bị gút cũng nên hạn chế những thực phẩm này để tránh bệnh tái phát.

 nguoi-bi-benh-gut-nen-han-che-thit-bo

Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn thịt bò

Nhiều người bị gút chủ quan, thấy cơn đau không tái phát liền ăn các thực phẩm giàu purin khiến bệnh lại tái phát. Ông Phạm Ngọc Hiền là một trong những trường hợp như thế.

Sau khi phát hiện bị gút, ông Hiền uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Uống thuốc, ông thấy khó chịu, đau dạ dày nhưng vẫn phải uống. Sau khoảng 1 tuần khì khớp chân của ông trở lại bình thường, không đau đớn gì. Vừa mắc bệnh gút lại bị tiểu đường nên ông Hiền ý thức được việc phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiêng khem tốt.

Sau một thời gian, thấy bệnh gút không tái phát, ông Hiền có một bát phở bò để thỏa mãn cơn thèm sau bao ngày. Ấy vậy mà, chỉ một bát phở bò nhỏ mà ông Hiền lại phải hứng chịu cơn đau bệnh gút tái phát. Kể từ đó, danh sách các thực phẩm mà ông Hiền có thể ăn cứ ít dần đi, ông không còn dám ăn thịt bò hay các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, hải sản hay nội tạng động vật nữa.

Khi đó, ông thiết nghĩ, sống trên đời mà cứ phải kiêng ăn nhiều thứ thì khổ quá. Vậy là ông Hiền lúc nào cũng mong muốn tìm kiếm ra một phương pháp giúp ngăn chặn cơn đau gút và có thể ăn uống thoải mái hơn.

>> Xem thêm: Người bị bệnh gút có nên ăn rau muống không?

Ăn uống thoải mái, bệnh gút không tái phát nhờ dùng sản phẩm thảo dược

Bản thân ông Hiền có nhiều người bạn đang bị bệnh gút nặng tới mức không thể đi lại được, phải ngồi xe lăn. Vì vậy, ông biết những ảnh hưởng của căn bệnh này là vô cùng khủng khiếp. Cũng chính vì lẽ đó mà ông Hiền luôn tìm kiếm cho mình bài thuốc giúp kiểm soát bệnh gút. Ông thử sử dụng nước lá tía tô, nước dừa,… nhưng đều không có hiệu quả cao nên áp dụng một thời gian lại thôi.

Được con mua cho cho chiếc điện thoại thông minh, ông Hiền thường xuyên lên mạng tìm kiếm thông tin về bệnh gút. Một lần tình cờ, ông thấy có sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này, ông nhận thấy có nhiều trường hợp mắc bệnh gút hơn 20 năm sử dụng sản phẩm này mà bệnh không tái phát nữa nên ông rất vui. Ông chia sẻ:

“Tháng 5/2017, tôi bắt đầu dùng thử Hoàng Thống Phong với liều sáng 3 viên, chiều 3 viên. Trong tháng đầu tiên sử dụng, tôi thấy sức khỏe tốt, chỉ số axit uric giảm dần, dạ dày không bị đau hay buồn nôn như khi sử dụng thuốc tây. Thấy sức khỏe tốt, tôi lại liều mình đi ăn thử một bát phở bò xem bệnh có tái phát nữa không. May mắn là lần này, tôi không bị sao.

Vậy là từ đó, tôi có thêm lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng của mình, không cần ăn uống quá kiêng khem. Tôi có thể ăn thịt bò, cá biển,… mà không lo cơn đau gút tấn công. Tôi sử dụng sản phẩm Hoàng Phống Thong theo từ đợt liên tục tính đến nay đã được 2 năm mà chưa bị tái phát cơn đau gút cấp nào cả. Điều này có thể khẳng định đây là sản phẩm tốt. Hiện tại, tôi vẫn đang duy trì sử dụng sản phẩm này, chủ yếu để được ăn uống thoải mái hơn và ngăn chặn bệnh tái phát”.

 ong-hien-duoc-an-uong-thoai-mai-hon-sau-khi-dung-hong-thong-phong

Ông Hiền được ăn uống thoải mái hơn sau khi dùng Hoàng Thống Phong

Tại sao Hoàng Thống Phong có tác dụng tốt với người bị bệnh gút?

Theo các chuyên gia, hiện nay, những phương pháp điều trị vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu: Chống viêm, giảm đau, tăng đào thải, giảm tổng hợp axit uric. Do vậy, với nhiều bị bệnh gút, họ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc một lúc để nhằm giảm đau, ngăn ngừa cơn đau gút tái phát.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tây còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, thận, đặc biệt có thể gây nhờn thuốc và sau thời gian dài sử dụng thuốc không thể kiểm soát được nồng độ axit uric hậu quả gây ra những cơn đau dai dẳng.

Sản phẩm Hoàng Thống Phong ra đời giúp khắc phục được những nhược điểm mà phương pháp điều trị hiện đại đang gặp phải. Hoàng Thống Phong chứa trạch tả giúp tăng cường chức năng hệ bài tiết, làm cơ thể đào thải tối đa các chất có hại, giảm nồng độ axit uric máu; Nhọ nồi giúp thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là giải độc gan, rất tốt trong các trường hợp sưng, đau do cơn gút cấp; Ba kích có tác dụng bổ thận, được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp đau nhức xương khớp; Hạ khô thảo có hiệu quả tốt với những trường hợp viêm, giảm cơn đau bệnh gút; Thổ phục linh: giúp trừ phong thấp, giảm đau khớp, lợi gân cốt, giải độc cơ thể; Nhàu có khả năng điều hòa chức năng thận, tăng cường lưu thông máu; Hoàng bá giúp điều hòa khí huyết, chống viêm, hạ sốt.

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong

Với các thành phần như trên, Hoàng Thống Phong là một giải pháp hữu hiệu cho người bị bệnh gút. Sản phẩm có tác động tới cả nguyên nhân và triệu chứng của gút, giúp:

- Giảm  nhanh tình trạng đau đớn, viêm sưng.

- Tăng cường đào thải axit uric và các chất độc hại.

- Tăng cường chức năng gan thận của cơ thể, tăng cường tuần hoàn để máu được lưu thông, giúp giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị.

- Sản phẩm còn giúp hoà tan các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp, ngăn ngừa sự tái phát những cơn đau.

Ngoài tác dụng với bệnh viêm khớp do gút, sản phẩm còn làm giảm hẳn tình trạng phù nề, mệt mỏi, và còn giúp người bị tăng huyết áp điều hòa được huyết áp tốt hơn.

Nhiều người đã cải thiện bệnh gút thành công

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng.

>>> Bác Phạm Bá Tuất trú tại số 1082, Phố Minh Hà, Phường Tiên Cát, Thành Phố Việt Trì, Phú Thọ.

Trải qua hơn 5 năm từ ngày cơn đau gút khởi phát, bác Tuất thường xuyên phải sống trong cảnh đau đớn tới mức không thể vận động được. May mắn, bác biết đến sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong mà chỉ số axit uric của bác về còn 415 µmol/l (trước đó chỉ số axit uric của bác là 670 µmol/l). Bác thấy cơ thể nhẹ nhàng hẳn, các khớp hết đau và sưng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Cùng xem chia sẻ của bác Tuất TẠI ĐÂY.

>>> Bác Đặng Xuân Hoan (SĐT: 0975779337/ 02437634698) ở phòng 307B, tòa nhà An Sinh, Từ Liêm, Hà Nội)

Bác Hoan từng phải sống chung với bệnh gút suốt 10 năm. Dù đã đi khám và uống thuốc nhưng tình trạng bệnh của bác chẳng mấy cải thiện. May mắn đã đến, khi bác Hoan biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau một thời gian sử dụng, bác thấy bệnh gút của mình đỡ hẳn, các cơn đau không còn, bác vận động, đi lại cũng dễ dàng hơn. Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Bính (Hà Nội) về hành trình giảm đau gút sau 5 tháng

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người mắc gút, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Sau đây là phân tích của chuyên gia Đoàn Văn Đệ về tác dụng của sản phẩm Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gút:


>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả chữa đau gút của cây trạch tả

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được đẩy lùi, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước cuộc gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/ VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Trang Nhung

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.