Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric trong máu có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp bệnh gút tiến triển tốt hay khiến những cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Vậy người có chỉ số axit uric trong máu cao cần lưu ý những gì về chế độ dinh dưỡng hàng ngày? Mời bạn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Nguyên nhân làm tăng axit uric máu
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Thông thường, axit uric được lọc qua thận và đào thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu (80%) và qua quá trình toát mồ hôi (20%). Khi lượng axit uric máu cao trên 70 mg/l (420μmol/l) với nam và trên 60 mg/l (360μmol/l) với nữ thì chứng tỏ, bạn đang bị tăng axit uric máu và khả năng mắc gút sẽ rất cao.
Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi axit uric quá nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ khiến chúng bị giữ lại trong máu và lắng đọng tại các mô, khớp, từ đó gây ra cơn đau gút. Ngoài ra, khi axit uric lắng đọng ở tim còn gây ra các bệnh về tim mạch, tích tụ ở thận gây sỏi thận, lắng đọng ở đường tiết niệu sẽ gây bệnh sỏi tiết niệu.
Ngoài ra, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dư thừa axit uric trong máu có thể kể tới như:
- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
- Uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt đóng chai.
Uống nhiều bia, rượu khiến nồng độ axit uric máu tăng
- Trong gia đình có người thân mắc bệnh gút hoặc bị tăng axit uric máu.
- Mắc các bệnh như: Suy giáp, béo phì, bệnh vẩy nến, tiểu đường,…
- Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu purin như: Gan, thịt đỏ, cá cơm, cá mòi, nấm,…
Những dấu hiệu cảnh báo tăng axit uric máu
Axit uric máu cao có thể là nguyên nhân gây đau gút và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sỏi thận,… Bạn có thể nghi ngờ axit uric trong cơ thể tăng cao khi thấy các dấu hiệu sau:
- Sưng đau tại các khớp: Quá nhiều axit uric trong cơ thể sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh gút bao gồm: Đau, viêm, sưng, tấy đỏ, nóng tại các khớp,… Một trong những vị trí dễ bị bệnh gút tấn công nhất là ngón chân cái. Bệnh cũng ảnh hưởng đến gót chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay,...
Đau khớp là dấu hiệu của tăng axit uric máu
- Tiểu khó, tiểu rắt: Tiểu khó thường được liên tưởng đến bệnh về thận hoặc tiết niệu. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng axit uric trong máu tăng cao. Tình trạng này gây tắc nghẽn niệu quản với các triệu chứng như: Tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu có chứa những hạt nhỏ,…
- Các triệu chứng về da: Sau một vài năm, nồng độ axit uric máu cao có thể gây ra những cơn đau gút triền miên. Khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính, axit uric kết tinh sẽ hình thành những cục u bên dưới da được gọi là hạt tophi. Tophi thường xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, bàn tay và không gây đau đớn. Khi trải qua một cuộc tấn công bệnh gút, hạt tophi có thể trở nên sưng và mềm. Hạt tophi sưng to có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng rất nguy hiểm cho khớp xương cũng như sức khỏe người bệnh.
Xem thêm: Chỉ số axit uric máu tăng cao, hãy cẩn trọng với những bệnh lý này
Những lưu ý về chế độ ăn cho người bị tăng axit uric trong máu
Theo các chuyên gia, nếu đang bị gút hoặc các bệnh lý có liên quan tới tăng axit uric trong máu, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là chế độ ăn cho người bị tăng axit uric trong máu:
- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
- Không ăn thực phẩm giàu chất béo vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải các chất của cơ thể và còn khiến cho axit uric bị lắng đọng lại, gây cơn đau gút. Những thực phẩm giàu chất béo gồm có: Mỡ, da động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên rán,…
Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn đồ nhiều chất béo
- Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga vì chúng chứa hàm lượng fructose cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông uống hai hoặc nhiều hơn 1 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85% so với người uống ít hơn.
- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu... người bị gút nên hạn chế sử dụng vì nó có thể làm tái phát cơn đau gút.
- Người bị gút nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, chỉ nên ăn tối đa 150g thịt mỗi ngày và không quá 3 bữa/tuần.
- Nên sử dụng các loại rau củ ít purin, nhiều chất xơ như: Bắp cải, xà lách, cà rốt, dưa chuột,… vì những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric.
Người bị bệnh gút nên ăn nhiều rau, củ
- Nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày để quá trình đào thải axit uric trong máu ra ngoài được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
- Bổ sung nhiều hoa quả tươi vì chúng vừa tốt cho sức khỏe lại giúp giảm axit uric trong máu. Các loại hoa quả tốt cho người bị tăng axit uric máu có thể kể đến như: Quả anh đào, dứa, chanh, táo,…
Giảm axit uric máu nhờ sản phẩm thảo dược
Để giảm axit uric trong máu, đưa nồng độ này về mức an toàn, bạn cần thực hiện theo những lời khuyên như trên. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người đang có nồng độ axit uric máu cao nên sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong là sự kết hợp của nhiều thảo dược thiên nhiên mang đến công dụng tốt cho người bị tăng axit uric máu. Sản phẩm có tác dụng:
- Tăng đào thải axit uric: Nhờ thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua, Hoàng Thống Phong giúp quá trình đào thải axit uric được thuận lợi hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
- Tăng cường chức năng thận: Thận đóng vai trò quan trọng với việc đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Các thảo dược như: Ba kích, nhàu, hạ khô thảo trong sản phẩm Hoàng Thống Phong mang đến tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân sâu xa làm tăng axit uric máu, đó là tạng thận.
- Giảm triệu chứng của bệnh gút: Không chỉ có tác dụng giảm axit uric máu, Hoàng Thống Phong còn rất hữu ích với người đang có triệu chứng của bệnh gút nhờ các thảo dược có công dụng giảm sưng, đau, hạ sốt như: Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá.
Như vậy, sản phẩm Hoàng Thống Phong không chỉ tác động đến nguyên nhân làm tăng axit uric máu mà còn giúp giảm triệu chứng cho người mắc khi cơn đau gút tấn công. Chính nhờ điều này mà Hoàng Thống Phong đang ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn để kiểm soát chỉ số axit uric máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút cũng như nhiều bệnh lý liên quan khác.
Đa số người dùng đã sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong chia sẻ cải thiện rõ rệt qua 04 giai đoạn:
- Sau 2 – 4 tuần: Tình trạng đau khớp do gút giảm rõ rệt, cơn đau không còn nặng nề như trước. Người bị bệnh có thể vận động nhẹ nhàng.
- Sau 2 tuần: Người bị bệnh gút cảm thấy các khớp nhẹ nhàng hẳn, cơn đau gút không còn. Chỉ số axit uric giảm so với giai đoạn trước đó.
- Sau 1 - 3 tháng: Chỉ số axit uric về ngưỡng bình thường, cơn đau không tái phát. Người mắc có thể ăn thịt, cá ở mức cho phép mà không bị đau khớp. Với người bị gút mạn tính sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể, kích thước hạt tophi không phát triển.
- Sau 3 - 6 tháng: Người mắc gút cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt, có thể vận động, sinh hoạt bình thường, đau gút không tái phát. Với người bị gút mạn tính sẽ thấy các hạt tophi nhỏ dần, bệnh ít tái phát hơn, cơn đau không còn nặng nề như trước.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và bạn có sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn hay không. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm với liệu trình từ 3 - 6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Nhiều người giảm axit uric máu thành công
Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị tăng axit uric máu sử dụng và nhận thấy hiệu quả đáng mừng.
>>> Ông Lê Văn Bính (ở Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Ông Bính bị bệnh gút, chỉ số axit uric máu luôn ở mức cao. Một lần tình cờ, ông Bính biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau 5 tháng sử dụng sản phẩm, nồng độ axit uric máu của ông Bính từ mức 622 µmol/l giảm còn 315 µmol/l (mức an toàn là 420 µmol/l). Cùng nghe thêm chia sẻ của ông Bính về hành trình chữa bệnh của mình qua video dưới đây:
>>> Bác Phạm Bá Tuất (trú tại số 1082, Phố Minh Hà, Phường Tiên Cát, Thành Phố Việt Trì, Phú Thọ)
Trải qua hơn 5 năm từ ngày cơn đau gút khởi phát, bác Tuất thường xuyên phải sống trong cảnh đau đớn tới mức không thể vận động được. May mắn, bác biết đến sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Thật bất ngờ, sau 3 tháng sử dụng sản phẩm, bác đi tái khám thì thấy lượng axit uric về còn 415 µmol/l (trước đó chỉ số axit uric của bác là 670 µmol/l). Bác thấy cơ thể nhẹ nhàng hẳn, các khớp hết đau và sưng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Cùng xem chia sẻ của bác Tuất TẠI ĐÂY
Xem thêm: Kinh nghiệm giảm axit uric máu, cải thiện cơn đau gút của ông Đoàn Đình Quỳnh (Nghệ An)
Chuyên gia đánh giá về sản phẩm Hoàng Thống Phong
Không chỉ được tin dùng bởi nhiều người, Hoàng Thống Phong còn nhận được đánh giá cao của các chuyên gia. Sau đây là phân tích của PGS.TS Đoàn Văn Đệ về tác dụng của sản phẩm Hoàng Thống Phong:
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Chỉ số axit uric bao nhiêu là bị gút?
Hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng axit uric trong máu và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong để nồng độ axit uric máu sớm về ngưỡng an toàn, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng axit uric trong máu cũng như thông tin về sản phẩm Hoàng Thống Phong, mời bạn liên hệ với theo tổng đài miễn phí cước gọi: 1800.6103 hoặc số hotline (ZALO/ VIBER): 0902.207.582 để được hỗ trợ tốt nhất!
Đỗ Ngọc
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.