Gút là tình trạng viêm khớp thường gặp gây ra nhiều đau đớn cho người mắc. Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy người mắc bệnh gút nên uống gì để kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn không cho đau gút tái phát trở lại? Hãy dành ra ít phút đọc bài viết sau và có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!

bệnh gút nên uống gì

Tác giả: Hoàng Trang

Cố vấn nội dung: Chuyên gia Nguyễn Thị Lực

Nguyên nhân bệnh gút

Nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong cơ thể từ quá trình phân hủy purin - hợp chất hóa học được tìm thấy trong một số thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu nhờ thận. Nếu quá nhiều axit uric được sản xuất, hoặc không đủ bài tiết, nó có thể tích tụ và hình thành tinh thể giống như hình kim sắc nhọn, gây ra tình trạng viêm, sưng, đau ở các khớp và mô xung quanh.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng axit uric máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gút bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc gút thì nguy cơ bị căn bệnh này của bạn sẽ cao hơn.

Bệnh gút cũng mang yếu tố di truyền 

Bệnh gút cũng mang yếu tố di truyền

- Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao càng dễ bị gút.

- Do chế độ ăn uống nhiều purin, sử dụng quá nhiều các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…

- Do thói quen sinh hoạt lười vận động, uống ít nước.

- Do uống nhiều bia, rượu và ăn thực phẩm chứa nhiều purin khiến việc chuyển hóa purin thành axit uric tăng cao, dẫn đến dư thừa tinh thể muối urat gây ra bệnh gút.

>>> Xem ngay: Bệnh gút (gout) là gì? Cách điều trị mới nhất cập nhật 2018?

Người mắc bệnh gút nên uống gì?

Một chế độ ăn uống khoa học được xem là “chìa khóa” để ngăn ngừa cơn đau gút tái phát. Chính bởi vậy, nếu đang mắc bệnh gút thì bạn cần hết sức cẩn thận với chế độ ăn uống hàng ngày.

Nếu đang có băn khoăn vì không biết khi bị bệnh gút nên uống gì thì đừng bỏ qua 5 thức uống sau vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát cơn đau gút.

Nước lọc

Nước lọc có khả năng pha loãng axit uric và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước giúp thận bài tiết axit uric dễ dàng hơn, làm nó ít có khả năng hình thành tinh thể lắng đọng tại khớp gây đau đớn. Uống nhiều nước cũng có thể giúp một người thừa cân giảm trọng lượng tốt, hoặc duy trì cân nặng thích hợp.

Nước ép quả anh đào

Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012 đã xem xét 633 người tham gia bị bệnh gút sử dụng nước ép quả anh đào. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, uống một cốc nước ép quả anh đào mỗi ngày có khả năng giảm 35% nguy cơ bị gút. Kết hợp quả anh đào cùng thuốc hạ axit uric máu có thể làm giảm axit uric, giảm nguy cơ bị gút tái phát lên tới 75%. Theo các chuyên gia, trong quả anh đào chứa anthocyanin – một hợp chất có đặc tính kháng viêm, giảm sưng phù nên rất có lợi cho người mắc gút.

 Nước ép quả anh đào tốt cho người mắc gút

Nước ép quả anh đào tốt cho người mắc gút

Nước ép dứa

Nước dứa loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, vì nó chứa một loại enzyme gọi là bromelain. Loại nước ép này làm giảm đau và viêm khớp do tích tụ axit uric gây ra. Các enzyme có trong dứa hòa tan axit uric và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Uống nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh gút tốt hơn.

Nước ép táo

Nước ép táo giúp trung hòa axit uric trong cơ thể, làm giảm đau và viêm. Táo cũng chứa axit malic, có hiệu quả trong việc làm giảm mức axit uric trong cơ thể. Do đó, bạn nên uống một ly nước ép táo mỗi ngày để giảm bớt các triệu chứng của bệnh gút.

Người bị bệnh gút nên uống nước ép táo 

Người bị bệnh gút nên uống nước ép táo

Nước chanh

Một cách tốt để hạn chế sự xuất hiện của axit uric là kiềm hóa cơ thể, và chanh sẽ giúp bạn làm được điều này. Trên thực tế, chanh có tác dụng thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat - một chất trung hòa axit, từ đó làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có công dụng khử trùng, cho phép thanh lọc cơ thể, đào thải tất cả các yếu tố có hại ra ngoài, bao gồm cả axit uric. Để giảm axit uric máu, ngăn ngừa cơn đau gút tái phát, bạn có thể uống nước chanh mỗi ngày.

>>> Xem ngay: Người mắc bệnh gút nên ăn gì?

Người mắc gút cần hạn chế uống gì?

Bên cạnh những đồ uống người bệnh gút nên sử dụng như trên thì cũng có rất nhiều thức uống bạn cần phải cẩn trọng. Dưới đây là những loại đồ uống như thế:

Bia

Bia chứa một lượng lớn purin và có sự liên kết chặt chẽ với các cuộc tấn công bệnh gút. Một nghiên cứu ước tính rằng, bệnh nhân tiêu thụ 1 – 2 cốc bia hàng ngày có nguy cơ mắc gút cao hơn 1,5 lần so với những người không uống bia. Bia khiến bạn dễ gặp các triệu chứng của bệnh gút hơn vì nó chứa nhiều purin và có thể gây ra cơn đau gút.

 Bia làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau gút

Bia làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau gút

Nước uống có đường

Một nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng đồ uống có đường mỗi ngày sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh gút. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại nước ngọt có đường và nước trái cây đóng chai có liên quan đến sự gia tăng cơn đau gút. Chính vì vậy, bạn nên tránh xa các loại đồ uống này nếu không muốn cơn đau gút “ghé thăm”.

Cà phê

Một nghiên cứu cho thấy, cà phê có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh gút vì chúng có cấu trúc hóa học tương tự với một loại thuốc chữa gút thông thường. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy, việc tăng lượng cà phê có thể gây ra bệnh gút. Một nghiên cứu cho thấy, uống nhiều cà phê làm tăng nguy cơ bị đau gút tấn công tới 80%. Vì vậy, để an toàn thì tốt nhất, bạn nên hạn chế sử dụng thức uống này.

 

Chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Lực

Nước tăng lực

Những loại nước uống tăng lực có lượng đường cao, sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Thêm vào đó, phần lớn các loại nước tăng lực đều chứa fructose và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

>>> Xem ngay: Người mắc gút kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau khớp?

Bệnh gút nên ăn hoa quả gì?

Khi mắc bệnh gút, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bị bệnh gút nên ăn hoa quả gì? Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn có thể bắt đầu với các loại quả dưới đây:

Chuối

Chuối là loại quả giàu kali giúp chuyển đổi acid uric thành dạng lỏng và được chuyển đến thận, giúp lọc và loại bỏ chúng qua nước tiểu. Một quả chuối chứa 105 calo mỗi loại và có hàm lượng fructose thấp. Chỉ riêng hàm lượng vitamin C của nó rất hữu ích trong việc giảm acid uric. Hàm lượng vitamin B6, kali, acid folic và magie của chuối cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.

 Chuối tốt cho người mắc bệnh gút

Chuối tốt cho người mắc bệnh gút

Dưa hấu

Theo Đông y, dưa hấu  vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nên có khả năng giúp giảm acid uric trong máu. Bên cạnh đó, trong thành phần của dưa hấu còn chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có purin. Chính vì điều này, dưa hấu được coi là loại quả đặc biệt tốt cho những người đang bị bệnh gút ở giai đoạn cấp tính. Khi cơn đau gút tấn công, bạn có thể ăn dưa hấu để giúp làm giảm phần nào sự khó chịu do bệnh gây ra.

Bưởi

Bưởi là một loại quả chứa hàm lượng kali cao. Đây là một chất quan trọng trong việc điều trị gút. Kali giúp thận đào thải tinh thể urate qua nước tiểu được tốt hơn, từ đó giúp giảm nồng độ acid uric máu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm khớp do bệnh gút gây ra.

Bưởi giúp cải thiện tình trạng đau gút 

Bưởi giúp cải thiện tình trạng đau gút

Trái cây giàu chất xơ

Mận và lê là những loại quả có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt nhất là khi bạn ăn cả vỏ. 1/2 quả lê lớn có thể cung cấp tới gần 3 gam chất xơ và 2 quả mận trung bình chứa khoảng 2,4 gam chất xơ. Cả hai loại quả này đều có hàm lượng purin thấp nên chúng là thực phẩm tốt cho người đang mắc bệnh gút.

>>> Xem ngay: Người mắc bệnh gút có nên ăn rau muống không?

Cách điều trị bệnh gút tốt nhất hiện nay

Gút là bệnh mạn tính, đến nay chưa có cách điều trị dứt điểm mà các phương pháp chủ yếu giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh gút được sử dụng phổ biến nhất là dùng thuốc tây y và thuốc đông y.

Chữa bệnh gút bằng thuốc tây

Thuốc tây chữa bệnh gút được chia thành 2 nhóm chính gồm nhóm thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc hạ axit uric máu.

- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Khi mắc gút, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, cơn đau có thể gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, khi bạn bị cơn đau gút tấn công, việc sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau là cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh của bạn để kê loại thuốc phù hợp.

- Nhóm thuốc hạ axit uric máu: Sau đợt điều trị đau gút cấp bằng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, những phương pháp điều trị lâu dài hơn sẽ được áp dụng để làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Điều này giúp giảm số lượng tinh thể axit uric, làm cho chúng ít nghiêm trọng hơn và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Thuốc hạ axit uric máu chỉ được kê khi bạn đã làm xét nghiệm và kết quả cho thấy đang bị tăng axit uric máu.

>>> Xem ngay: Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhanh, tốt nhất tại nhà

Chữa bệnh gút bằng đông y

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã biết tận dụng các cây thuốc quý để chữa bệnh gút. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh gút bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Dùng 3g chuối hột, 4g củ ráy, tỳ giải 2g, khổ qua 1g sao khô. Mỗi ngày dùng 10g pha với nước đun sôi để uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Nên thực hiện đều đặn, liên tục để có hiệu quả tốt nhất.

 Bài thuốc chữa bệnh gút bằng chuối hột

Bài thuốc chữa bệnh gút bằng chuối hột

Bài thuốc 2: Bạn lấy 5 - 10g lá lốt đã được phơi khô hoặc 15 - 30g lá lốt tươi, sắc với 2 chén nước. Sắc tới khi chỉ còn lại 1/2 chén thuốc đặc. Uống thuốc sau khi ăn tối và dùng bài thuốc này liên tục 10 ngày để có hiệu quả tối đa.

Bài thuốc 3: Lấy 20g lá ổi non hoặc búp ổi non, 100g đậu bắp, 100g lá sa kê. Đem các nguyên liệu rửa sạch, rồi sắc với 1,5 lít nước, đợi tới khi nước cô lại còn khoảng 1 lít. Dùng nước này uống dần hết trong ngày. Uống nước lá ổi, lá sa kê và đậu bắp hàng ngày cho đến khi cảm nhận được hiệu quả.

>>> Xem ngay: Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô an toàn, hiệu quả

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn, hiệu quả

Như vậy, bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích và phần nào có đáp án cho câu hỏi: người mắc bệnh gút nên uống gì rồi đúng không? Để phòng ngừa và cải thiện cơn đau gút, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ.

Song song với đó, các chuyên gia luôn khuyên người mắc bệnh gút nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm axit uric máu, cải thiện cơn đau gút an toàn, hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều người mắc gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả 

Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Mua ngay

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược chống viêm, giảm đau tốt như: Ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người mắc gút, ngăn ngừa bệnh tái phát và đẩy lùi biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng Hoàng Thống Phong có hiệu quả không? Chuyên gia Nguyễn Thị Lực tư vấn

Bệnh gút gây nhiều đau đớn cho người mắc và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, khi mắc gút, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ, kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để cơn đau sớm được cải thiện.

Cảm nhận của khách hàng

Rất nhiều người đã cải thiện đau gút thành công trong thời gian ngắn

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (SĐT: 02437634698, ở phòng 307B, tòa nhà An Sinh, Từ Liêm, Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm cải thiện cơn đau gút của thầy Trần Đình Châu (Hà Nội)

Trước đây, bệnh gút vẫn được xem là “bệnh của người giàu”, nhưng ngày nay, bệnh phổ biến ở mọi tầng lớp và nhiều lứa tuổi khác nhau. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia giải đáp thông tin bệnh gút là gì trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả cải thiện bệnh gút của cây trạch tả

Mọi thắc mắc về bệnh gút nên uống gì cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.