Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh gút. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Người bị bệnh gút có được ăn thịt lợn không luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu cũng đang có băn khoăn này thì bạn hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Bệnh gút là gì?

Gút là một loại viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong máu. Bệnh đặc trưng bởi cơn đau đột ngột và dữ dội ở khớp. Nó thường gây đau ở khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể như: Khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay hoặc đầu gối. Một đợt gút tấn công thường kéo dài trong khoảng 3 ngày khi được điều trị và lên đến 14 ngày nếu không được điều trị.

Trong giai đoạn bệnh gút tấn công, bạn sẽ bị đau khớp dữ dội. Một khi cơn đau ban đầu đã qua, bạn có thể cảm thấy khó chịu kéo dài. Khớp cũng thường bị viêm, đỏ. Bạn có thể bị hạn chế vận động, cảm thấy khó khăn khi đi lại.

34.jpg

Bệnh gút khiến việc đi lại khó khăn

Bệnh gút không kiểm soát tốt sẽ nhanh bị tái phát với cơn đau dữ dội hơn, thời gian kéo dài. Dần dần, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính với các tổn thương không thể phục hồi. Ở giai đoạn này, bạn có thể phát triển các cục u nhỏ, trắng và đau dưới da gọi là hạt tophi.

Bệnh gút mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể như: Tổn thương xương, khớp gây tàn phế; Mắc bệnh lý nguy hiểm như suy thận, tim mạch, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong sớm.

Các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giảm axit uric máu có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Người bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không?

Khi bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không là thắc mắc của rất nhiều người. Như bạn đã biết, bệnh gút hình thành khi nồng độ axit uric máu cao. Axit uric được sản xuất khi cơ thể phá vỡ một hóa chất gọi là purine. Purine xuất hiện tự nhiên trong cơ thể bạn, nhưng nó cũng được tìm thấy ở một số loại thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.

Một chế độ ăn lành mạnh không giúp chữa gút nhưng nó có thể kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa bệnh tái phát và làm chậm tiến triển của tổn thương khớp. Người bị bệnh gút luôn được khuyên nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy thịt lợn có phải món ăn lành mạnh cho người mắc bệnh gút?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn là thực phẩm khá phổ biến, có thể làm  thành nhiều món ăn ngon miệng. Trong thịt lợn có chứa hàm lượng protein cao và nhiều vitamin thiết yếu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người mắc bệnh gút thì thịt lợn không phải là lựa chọn thông minh.

46.jpg

Không nên ăn quá nhiều thịt lợn

Trong 100g thịt lợn có khoảng 150 – 200mg purin. Đây là hàm lượng purin khá cao. Nếu ăn nhiều có thể làm tăng axit uric máu và gây cơn đau bệnh gút. Chính bởi vậy, với những ai đang mắc bệnh gút thì vẫn cần hạn chế ăn thịt lợn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn thịt lợn ở mức khoảng 150g/ ngày và ăn 3 bữa 1 tuần. Khi ăn thịt lợn, bạn nên lựa chọn thịt nạc và chế biến theo cách hấp luộc, nướng thay vì chiên, rán sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đạt được cân nặng lý tưởng, giảm axit uric máu và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Vậy chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh gút cần chú ý những gì? Dưới đây là những nguyên tắc bạn cần phải nhớ:

- Nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp. Tránh thực phẩm và đồ uống có hàm lượng cao fructose cao, nước ngọt có ga.

- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước và giúp cơ thể đào thải axit uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.

- Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.

- Bổ sung protein bằng các thực phẩm như thịt gia cầm, cá, sữa ít béo, đậu lăng, đậu phụ,…

- Hạn chế sử dụng bia, rượu. Bia và rượu đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Bạn cần tránh uống rượu, bia trong các cuộc tấn công bệnh gút.

- Vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào cơ thể hoặc nói chuyện với bác sĩ để bổ sung vitamin C theo dạng viên uống một cách hợp lý.

Cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng với người mắc bệnh gút, tuy nhiên, không phải lúc nào ăn kiêng cũng mang đến hiệu quả chữa bệnh. Đó là còn chưa kể tới việc ăn kiêng quá mức sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chính vì vậy, để có thêm nhiều lựa chọn trong chế độ ăn uống, các chuyên gia khuyên người mắc gút nên sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần thảo dược giúp hạ axit uric máu, giảm cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bệnh gút và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Như vậy, bạn đã biết người bị bệnh gút có được ăn thịt lợn không rồi. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về người bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.