Người bị bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không luôn là thắc mắc của nhiều người bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cơn đau tái phát. Để có được lời giải chính xác nhất cho câu hỏi này, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau. Chắc chắn bạn sẽ có được cho mình nhiều thông tin hữu ích về bệnh gút.

Gút là bệnh gì?

Gút là tình trạng viêm khớp phổ biến, gây ra cơn đau đột ngột về đêm. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc gọi là gút đa khớp. 

Bệnh gút hình thành do có quá nhiều axit uric tích tụ trong máu. Các tinh thể axit uric lắng đọng tại khớp có thể gây viêm và dẫn đến sưng, nóng, đỏ, đau. Axit uric thường được tìm thấy trong cơ thể như một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy một số protein gọi là purin. Nguyên nhân tăng axit uric máu được biết đến bao gồm các yếu tố sau:

- Chế độ ăn: Một chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, hải sản, nước ngọt đóng chai, bia, rượu sẽ làm tăng nồng độ axit uric và gây ra bệnh gút.

- Giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam giới, ít khi gặp ở nữ giới. Nguyên nhân là do estrogen trong cơ thể phụ nữ có tác dụng giảm axit uric. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ cũng có thể tăng lên và chị em vẫn có nguy cơ mắc bệnh gút như nam giới.

- Sử dụng thuốc: Việc dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau liều thấp,… cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric máu và gây ra bệnh gút.

- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị gút thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.

- Mắc các bệnh về chuyển hóa: Gút là bệnh về rối loạn chuyển hóa nên nếu bạn đang mắc phải các vấn đề liên quan tới hội chứng này như tiểu đường, béo phì,… thì nguy cơ bị bệnh gút sẽ cao hơn.

- Mắc bệnh thận: Thận có vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Khi thận yếu, nó sẽ hoạt động kém hiệu quả khiến axit uric không được đào thải mà vẫn mắc kẹt và tích tụ tại khớp, dẫn đến tình trạng bệnh gút.

34.jpg

Bệnh gút gây đau nhức xương khớp

Người bị bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn (hột vịt lộn) là trứng đã hình thành con non nên dinh dưỡng thường nhiều hơn so với các loại trứng thường khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một quả trứng vịt lộn có chứa tới 60 chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó có các chất chính là protein, lipid, canxi, photpho, năng lượng, vitamin các nhóm A, B, C, beta carotene, gluxit, sắt và lượng lớn cholesterol,…

Với người bị gút thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cũng như tiến triển của bệnh. Rất nhiều thực phẩm tưởng chừng có lợi nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh gút không nên ăn. Thực phẩm điển hình không dành cho bệnh nhân gút đó chính là trứng vịt lộn. Vậy tại sao khi bị gút lại phải tránh xa loại thực phẩm này?

Như các phân tích ở trên, trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol và protein rất cao. Cả 2 chất này đều không tốt cho cơ thể người bị gút vì khi bị bệnh này cần tránh dung nạp protein.

Bởi protein tăng trong cơ thể và máu sẽ làm tăng sự tổng hợp axit uric, giảm khả năng bài tiết của thận. Khi đó, axit uric sẽ tích tụ lại nhiều hơn và dẫn đến triệu chứng đau, viêm sưng nghiêm trọng hơn với người bị gút.

Chính vì thế, nếu đang bị bệnh gút thì bạn nên cẩn trọng hơn trong chế độ dinh dưỡng, đặc biệt cần tránh xa trứng vịt lộn để tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát nồng độ axit uric máu và phòng ngừa cơn đau tái phát tốt hơn. Dưới đây là những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng mà người mắc bệnh gút cần phải nhớ:

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: Rau xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh gút nói riêng. Nếu bạn là người có chỉ số axit uric máu cao thì nên tăng cường ăn các thực phẩm như: Cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín,… Những thực phẩm này vừa chứa ít nhân purin, lại giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bị bệnh gút.

- Uống đủ nước: Uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài bằng đường tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.

- Hạn chế các loại thịt đỏ: Những loại thịt này chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng axit uric, gây ra các cơn đau gút. Các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… không thực sự tốt cho tình trạng của bạn.

46.jpg

Bệnh gút không nên ăn nhiều thịt đỏ

- Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có gas: Người bệnh gút cần cự tuyệt các thức uống này vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất axit uric và giảm đào thải axit uric qua thận.

- Bên cạnh chế độ ăn uống, người mắc bệnh gút cũng cần duy trì thói quen tập thể dục, tránh làm việc nặng, quá sức. Nếu lỡ ăn nhiều món giàu đạm, người bệnh nên tăng cường vận động để tiêu hao lượng calo dư thừa bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc khởi động tại chỗ,…

Cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng với người mắc bệnh gút, tuy nhiên, không phải lúc nào ăn kiêng cũng mang đến hiệu quả chữa bệnh. Đó là còn chưa kể tới việc ăn kiêng quá mức có thể gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hiện nay, các chuyên gia khuyên người bị gút nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để giảm axit uric, cải thiện cơn đau gút, ngăn ngừa bệnh tái phát và có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống hàng ngày. Một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bị bệnh gút và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Như vậy, bạn đã biết người bị bệnh gút có được ăn được trứng vịt lộn không rồi. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!