Đối với người mắc gút, một chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết để kiểm soát bệnh. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, bệnh gút và béo phì thường song hành cùng nhau thì bạn cần ăn uống như thế nào cho phù hợp? Sau đây là những lời khuyên “vàng” giúp bạn giảm cân và kiểm soát bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn “chuẩn” để duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát bệnh gút

Tình trạng béo phì, thừa cân cũng được xem là yếu tố thuận lợi dẫn tới sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên, bạn không nên giảm cân đột ngột vì có thể gây ra cơn gút cấp. Bạn hãy giảm cân từ từ khoảng 0,5 đến 1kg mỗi tuần. Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ là chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát cân nặng và bệnh gút.

Đối với trường hợp bị gút và béo phì thì người bệnh cần lưu ý mức năng lượng dao động từ 30-35 kcal/kg mỗi ngày. Do đó, người bệnh có thể dựa vào cân nặng của mình để tự điều chỉnh mức năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Sau đây là hàm lượng của các chất cụ thể mà người bệnh nên nạp vào hàng ngày!

Chất đạm (protid)

Chất đạm chiếm tới 12-15% nhu cầu năng lượng mỗi ngày, tương đương khoảng 0.8g – lg/kg cân nặng của bạn. Trong bữa ăn, người mắc gút cần hạn chế những thực phẩm giàu purin. Khi bị cơn gút cấp “tấn công”, người bệnh chỉ nên nạp lượng purin cho phép từ 100mg- 150 mg/ngày.

Với thực đơn hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn ăn cá sông, thịt gia cầm (không ăn da) và uống sữa ít béo. Đặc biệt, không ăn phủ tạng động vật (tim, gan, lòng…); thịt bò, thịt chó, thịt gà chọi, thịt ngỗng; cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích… Người bệnh cần tránh sử dụng các loại nước dùng, nước hầm để giảm lượng purin của thực phẩm hòa tan trong nước.

Nên sử dụng các chất đạm ít béo và đạm từ đậu nành. Đặc biệt, đậu nành giúp tăng cường đào thải axit uric trong máu, rất tốt cho người mắc bệnh gút.

Chất béo (lipid)

Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nên hạn chế chất béo. Năng lượng từ chất béo chỉ nên chiếm từ 20 đến 25% mỗi ngày. Người bệnh cần hạn chế mỡ động vật, tránh dùng thực phẩm chiên, nên sử dụng ít bơ thực vật…

Chất bột (glucid)

Năng lượng từ glucid thường chiếm 60 – 65% nhu cầu năng lượng mỗi người. Với trường hợp mắc gút thì người bệnh nên dùng thực phẩm ít xay xát như gạo lức, bánh mỳ đen, ngô, khoai… Nên ăn thực phẩm chứa carbohydrat cao như ngũ cốc, đậu phộng…

Chất khoáng và vitamin

Để cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, chúng ta cần tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm của cơ thể, ngăn ngừa tăng axit uric trong máu. Một số loại rau quả mà người mắc gút nên tăng cường bao gồm: rau actiso, xà lách, dưa chuột, bắp cải, dứa, cherry… Người bệnh nên hạn chế ăn măng tây, nấm, giá… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Một số thực phẩm chua người bệnh cũng cần hạn chế là nem chua, dưa muối, canh chua…

Người bị gút không nên ăn quá no mà hãy chia nhỏ thành 3-4 bữa/ngày. Tăng cường uống nước (tối thiểu 2 lít/ngày). Nên uống nước khoáng để tăng cường đào thải axit uric trong máu; hạn chế sử dụng nước ngọt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên vận động, tập thể dục nhằm giảm trọng lượng, giảm áp lực cân nặng lên các khớp xương, từ đó giảm đau khớp. Bạn nên lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng, tránh những môn đối kháng, vận động mạnh. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để tránh gây áp lực lên các khớp bị tổn thương. Đồng thời, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, hạn chế thức khuya…

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trên thì hiện nay, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ gút với hiệu quả lâu dài. Trong xu hướng này, sản phẩm luôn được nhắc tên đầu tiên là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.

Được chiết xuất từ thành phần chính là trạch tả kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như nhàu, ba kích… Hoàng Thống Phong giúp hạ nồng độ axit uric trong máu, giảm đau, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn cơn gút cấp tái phát. Đặc biệt, nhờ có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên Hoàng Thống Phong không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe và bạn có thể yên tâm dùng trong thời gian dài để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Để hiểu rõ hơn những lợi ích mà Hoàng Thống Phong mang lại trong điều trị gút, bạn có thể lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong video sau đây:

Hoàng Thống Phong đã giúp rất nhiều trường hợp mắc gút thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh. Cụ thể như trường hợp của thầy giáo Trần Đình Châu (Long Biên, Hà Nội):

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như bệnh gút hiệu quả hơn. Và đừng quên sử dụng Hoàng Thống Phong hàng ngày, bạn sẽ thấy “sống chung” cùng gút không hề khó khăn chút nào!

Thanh Tâm