Phần lớn số người bị bệnh gút đều khỏe mạnh. Đa phần họ đều có cơn tái phát bệnh liên quan đến dinh dưỡng, vì lúc này thận của người bệnh chưa bị suy, các bệnh nội tại bên trong không mắc, chỉ có hai sự cố nhỏ đó là: xương đau và uric máu tăng. Với đa phần người bệnh gút, chúng ta có thể đạt đến sự tự do khỏi gút  nhờ vào dinh dưỡng.

Không phải tất cả mọi trường hợp tăng axit uric máu do rối loạn chuyển hóa đều dẫn đến bệnh gút. Nhưng những người đã lên cơn đau thì tăng axit uric máu, làm cơn đau tái phát và nặng thêm, khi người bệnh ăn vào quá nhiều chất đạm có chứa nhân purin – nguồn gốc của uric – và giáng hóa tế bào do bệnh phỏng, bệnh đa hồng cầu, sốt cao, bệnh sốt rét do nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Đúng lúc ấy lại gặp tình huống suy thận, làm giảm khả năng thải bỏ uric. Đầu ra bị làm khó, axit uric tăng lên. Chiến lược quy chuẩn cho người bệnh gút chính là tự xây dựng thực đơn riêng cho mình.

Nhiều người mắc bệnh gut cho rằng chỉ cần tránh không ăn thịt chó mà không tránh một số rau quả. Không phải thế, purin có cả trong thịt động vật lẫn thực vật. Do đó người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình.

Thực phẩm protid. Thực phẩm giàu đạm là cách nhận biết chung nhất cho nhóm thực phẩm có purin cao. Kế hoạch thực đơn chung là giảm ăn với nhóm 50mg% purin (trong 100g thực phẩm có 50mg purin) và tránh xa nhóm trên 150mg% purin.

Tránh tuyệt đối đối với óc heo, gan lợn, bầu dục lợn. Những thực phẩm này có trên 150mg% purin. Với thực vật, tránh nấm rơm, nấm hương và măng tây.

Bệnh gút nên hạn chế ăn gan heo

Cần giảm ăn đối với nhóm thịt bò, thịt gà, thịt chó, thịt trâu, tôm cua cá ốc. Nhất là tôm hùm, cua bể, mực, sứa, lươn, chạch và cá quả thì cần giảm tối đa. Nhóm thực vật nên tránh là các loại họ đậu và các chế phẩm từ đậu như: đậu phụ, đậu hũ, sữa đậu nành, mầm giá đỗ, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bí ngô. Nhóm thực phẩm này có chứa khoảng 50mg% purin.

Chọn thực phẩm cung cấp đạm nhưng quan trọng là độ đậm purin phải dưới 50mg%. Đó là: thịt lợn nạc, trứng, sữa, pho mát, dinh dưỡng của protien chỉ nên dừng khoảng 10% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Nhóm thực phẩm béo. Chất béo cung cấp năng lượng và cần thiết cho cấu tạo tế bào và hoạt động sống. Nhưng nhớ là ăn mỡ vừa phải, dùng dầu nhiều hơn. Tổng lượng chất béo không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng. Dao động từ 15-20% là một ngưỡng rất tốt.

Loại dầu nên tránh là dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành vì hạt hướng dương và đậu nành có hàm lượng purin nằm trong khoảng 50mg%, không có lợi. Nên chọn: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng thay thế.

Nhóm thực phẩm bột đường. Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm tỉ trọng cao nhất và nhiều phần nhất trong chế độ ăn của người bệnh gút. Bạn sẽ chọn: cơm, mì, phở, bún, ngô, khoai, sắn. Các loại thực phẩm bột đường đa phần chỉ có hàm lượng purin dưới 20mg%. Vì thế, rất an toàn cho người bệnh gút sử dụng vì với mức purin như vậy, cơ thể thừa sức thải bỏ ra ngoài và không gây ra triệu chứng gút. Tổng giá trị dinh dưỡng của bột đường nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Nhóm rau củ quả. Bạn có thể sử dụng thoái mái, trừ các thực phẩm họ đỗ, nấm, cải bó xôi, súp lơ, bắp cải, bí ngô và măng tây. Có thể sử dụng các loại rau như: su hào, rau muống, rau đay, rau ngót, rau dền, bí xanh, cà rốt, su su… Các loại rau củ quả có hàm lượng purin thấp, chỉ dao động khoảng 20-25mg%. Do đó, chúng cũng không gây ra cơn gút cấp.

Về đồ uống. Bia có nhiều purin, không nên uống bia khi đang bị gút. Rượu có hại cho đào thải uric nên cần giảm rượu. Cà phê, chè là các thức uống có chứa xanthin – tiền chất trung gian tạo ra uric. Vì thế, hai thức uống này cũng giảm luôn.

Nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước chè thanh nhiệt, nước chè đông y, vừa lợi bệnh, khỏe cơ thể lại chống tái phát cơn gút cấp.

Sưu tầm