Qua thăm khám bác sĩ mới biết mình mắc bệnh gut, tuy được dùng thuốc uống trị bệnh gut tuy nhiên sau những giờ tan ca bạn bè đồng nghiệp hay cấp trên mời đi tiệc để san sẽ hay trao đổi công viêc cuộc sống thì nhiều người đã không làm chủ được bản thân nên ăn uống không kiên cữ, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thịt và cứ thế sau mỗi lần tiệc tùng về đến nhà thì bị cơn đau gut hành hạ, uống thuốc cũng không hết đau.
Do đó trong thời kỳ cấp tính nên hạn chế ăn các thức ăn giàu chất đạm, vào mỗi thời điểm nên có chế độ ăn phù hợp để giúp phòng bệnh.
Hạn chế nghiêm ngặt hấp thu chất purin ( chất đạm), mỗi ngày chỉ nên hấp thu dưới 150mg là được. Chọn những thức ăn thấp purin. Hấp thu protein mỗi ngày 50 – 70g, chất protein lấy trong sữa bò, trứng gà vịt (đặc biệt là lòng trắng trứng), trong các loại ngũ cốc (nhất là lương thực tinh của ngũ cốc) là nguồn chủ yếu. Trứng gà, trứng vịt và sữa bò không những có thể cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng loại aminô axít tất yếu của cơ thể, mà còn có chứa ít purin, là thức ăn loại protein thích hợp nhất với người bệnh gut. Kiêng ăn những thức ăn chứa hàm lượng purin cao, ăn những thức ăn có chứa chất purin trung bình. Ngoài ra, mỗi ngày uống khoảng 3 lít nước.
Bệnh gút nên ăn nhiều hoa quả
Thời kì bệnh gut đã giảm:
Kiêng ăn những thức ăn purin cao, hạn chế lượng ăn các thức ăn purin ở mức trung bình. Ăn như bình thường các loại thức ăn ít purin. Ví dụ như hấp thu các loại thịt nói chung mỗi ngày không quá 120g, nhất là không nên một bữa ăn vào quá nhiều. Nếu chức năng của thận bị tổn hại rõ rệt thì cần hạn chế hấp thu protein, tốt nhất là hỏi kĩ bác sĩ dinh dưỡng. Còn đối với các loại quả củ, rau tươi mỗi ngày ăn khoảng 500g – 600g, trái cây mỗi ngày ăn 100g – 200g.
Những loại thực phẩm thấp purin có thể yên tâm ăn trong mỗi 100g (thực phẩm có chứa pu-rin dưới 50mg).
- Loại lương thực: Gạo, mì, loại bột mì, bột gạo chế sẵn, tinh bột, mì ống, khoai tây, khoai lang, các loại khoai môn, củ mài…
- Loại sữa: Sữa bò, sữa đặc, kem cốc…
- Loại rau, quả, củ: Đại bộ phận các rau, quả, củ và trái cây ngoài một số ít những loại có thành phần pu-rin cao và trung bình ra đều thuộc loại thấp pu-rin cả.
- Loại đồ uống: Nước sô-đa, cô-ca-cô-la, nước ngọt có ga, nước khoáng, trà, nước trái cây, cà-phê, sô-cô-la…
- Những loại khác: Mứt trái cây, mật ong, các loại dầu mỡ (hạt dưa, dầu thực vật, mỡ bò, bơ, hạnh nhân, hạch đào, quả phỉ), ý dĩ nhân, cẩu khởi tử, mộc nhĩ, hạt sen, các loại quả củ khô (như hạt dẻ, hạt điều, hạt lạc…), đường, si-rô, con sứa, hải sâm, hải tảo, các thức ăn điểm tâm chế tạo bằng gelatine hoặc keo quỳnh chi và các chất điều hoà gia vị.
Tuy nhiên các thức ăn loại dầu mỡ nói trên tuy thuộc những thực phẩm ít purin, nhưng không nên ăn nhiều.
Các loại thực phẩm có chứa lượng purin trung bình (mỗi 100g thực phẩm có chứa 50-150mg purin):
- Các loại đỗ đậu và chế phẩm của đỗ đậu: Đậu phụ, đậu phụ khô, tào phớ, sữa đậu, các loại đỗ khô (như đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen…).
- Các loại thịt: Thịt gia cầm nhà nuôi, thịt gia súc nhà nuôi (thịt lợn, thịt trâu bò, thịt dê…), thịt thỏ, thịt gà quay, thịt chân giò hun khói, lưỡi bò, thịt chim bồ câu…
- Các loại thuỷ sản: Cá trắm cỏ, cá chép, cá tuyết (cá đầu to), cá thờn bơn, cá lô, cá trèn, lươn, chạch, ốc, bào ngư, cá băm viên, vây cá…
- Loại rau, quả, củ: Rau chân vịt, đậu đũa, đạu Hoà Lan, rau kim châm, ngân nhĩ, nấm ăn các loại, măng lau, côn bố…
Cần kiêng ăn các thực phẩm nhiều pu-rin (trong mỗi 100 g thực phẩm có chứa 150 đến 1.000 mg).
- Loại thịt: Các loại nội tạng như gan, tim, dạ dày, thận, phổi, não, tì của các loại gia súc gia cầm, thịt muối, nước nấu thịt đậm đặc, các loại nhân thịt trong bánh, nước nấu trong nồi lẩu…
- Loại thủy sản: Cá sác-đin, cá đuôi phượng, mẫu lệ, cá mè, cá chim, cá mập, cá thanh ngư, các loại cá con khô, các loại động vật nhuyễn thể, các loại có vỏ cứng, ngao sò…
- Các loại khác: Bột con men, đậu tương, các loại rượu nhất là bia, tinh bột…