Bệnh gút là một bệnh viêm khớp gây ra do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân của mình nên có một chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý thể tránh tái phát các cơn đau cấp, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin để biết nên và không nên ăn gì khi mắc căn bệnh này.
Chế độ kiêng khem dành cho người bệnh gút
1. Giai đoạn bị các cơn gút cấp tấn công
Trong giai đoạn này, người bệnh gút nên hạn chế tối đa việc hấp thu các loại thực phẩm chứa nhân purin, mỗi ngày chỉ nên cung cấp dưới 150 mg purin cho cơ thể. Để làm được điều đó, người bệnh nên chọn những loại thực phẩm từ sữa bò, trứng gà, một số loại ngũ cốc,… vì chúng chứa lượng purin thấp, đồng thời cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, các loại amino axit thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh gút nên tăng cường uống nhiều nước, khoảng 3 lít mỗi ngày, để giúp tăng cường đào thải nồng độ axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể.
2. Thời kì bệnh gút đã hòa hoãn
Để tránh các cơn gút cấp tấn công trở lại, người bệnh gút nên kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao và hạn chế ăn những loại chứa lượng purin trung bình. Đối với các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp người bệnh có thể ăn bình thường để bổ sung các chất cần thiết cho các hoạt động sống trong cơ thể. Một ngày không nên tiêu thụ quá 120g thịt, khoảng 500 - 600g rau quả tươi và 100 - 200g trái cây.
Bảng hàm lượng purin trong thực phẩm người bệnh gút nên biết.
Những loại thực phẩm chứa hàm lượng thấp purin (100g thực phẩm chứa dưới 50 mg purin)
- Lương thực: gạo, bột gạo, bột mì, tinh bột, mì ống, khoai tây, khoai lang, khoai môn, củ mài…
- Sữa: sữa bò, sữa đặc, kem ly…
- Rau, củ, quả: Hầu hết các loại rau, củ và trái cây đều chứa lượng purin thấp, chỉ có 1 số ít chứa lượng purin cao và trung bình.
Những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin trung bình (100g thực phẩm chứa 50 – 150mg purin)
- Các loại đậu và sản phẩm từ đậu: đậu phụ, tào phớ, sữa đậu, các loại đỗ khô…
- Các loại thịt: các loại thịt gia cầm, thịt heo, thịt dê, thịt bò…
- Các loại hải sản: cá chép, cá trắm, cá rô, cá trạch, lươn,…
- Các loại rau, củ, quả: rau chân vịt, đậu Hà Lan, rau kim châm, ngân nhĩ, các loại nấm, măng,…
Những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao (100g thực phẩm chứa 150 – 1000mg purin)
- Các loại thịt: bao gồm các loại nội tạng động vật, thịt muối, nước hầm xương,…
- Các loại hải sản: cá mè, cá chim, cá ngừ, một số loại cá khô, động vật nhuyễn thể, các loại vỏ cứng, ngao sò…
- Các loại khác: bột có men, đậu tương, và đặc biệt là bia rượu…
Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút mang lại hiệu quả cao
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một lối sống khoa học, tích cực trong việc luyện tập thể thao, luôn luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái… là những vấn đề không thể thiếu khi bác sĩ khuyên một người mắc bệnh gút. Ngoài ra việc lựa chọn thêm cho mình những sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên an toàn sử dụng lâu dài là điều cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút. Xu hướng này được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả cao mà nó mang lại. Và một trong những sản phẩm không thể không nhắc đến đó là Hoàng Thống Phong. Đây là một sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Mỹ, và đã được nghiên cứu lâm sàng và cho thấy hiệu quả tích cực.
Hơn nữa, khi nhắc đến Hoàng Thống Phong, đã có nhiều chuyên gia đưa ra những đánh giá tốt về sản phẩm:
Phân tích của GS Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thống Phong đối với bệnh gút.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Để bệnh gút không còn là nỗi lo, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, có một chế độ kiêng khem hợp lý và nên duy trình sử dụng Hoàng Thống Phong theo lộ trình.
Phương Thy