Để tránh nguy cơ tăng axit uric máu thì người bệnh gút phải thay đổi trong chế độ ăn uống cuả mình như phải giảm lượng thức ăn có nhiều chất chứa nhân purin, giúp kiểm soát sản xuất axit uric trong cơ thể, hạn chế uống rượu, đặc biệt là bia, nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, nên giảm cân. Tuy nhiên, tránh tình trạng kiêng khem quá mức khiến giảm cân nhanh chóng bởi vì chúng có thể thúc đẩy một cuộc tấn công bệnh gút. Ngoài ra uống nhiều nước để giúp axit uric được thải ra từ cơ thể của bạn.
Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric máu.
Với những người bệnh gút bị tăng axit uric máu nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và cá, vì những loại này có chứa hàm lượng cao purine. Tuy nhiên, protein cũng rất cần thiết cho các hoạt động sống thường ngày nên không cần hạn chế nghiêm khắc các loại thực phẩm này. Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu), cá béo và hải sản (cá ngừ, tôm, tôm hùm và sò điệp) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gút, vì vậy chỉ nên tiêu thụ để 4-6 oz (113-170 gam) mỗi ngày.
Các bệnh nhân gút nên hạn chế ăn chất béo vì chất béo bão hòa sẽ làm giảm khả năng loại bỏ axit uric trong cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Việc lựa chọn các loại protein thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và các sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không có chất béo sẽ giúp bạn thay thế được lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn, từ đó giúp tăng khả năng đào thải axit uric ra ngoài.
Những người bị tăng axit uric máu nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
Những người tăng axit uric máu nên uống gì?
Những người bị tăng axit uric máu nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, bia. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, rượu gây trở ngại cho việc loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ axit uric, ngoài ra, rượu còn làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, đó cũng là lý do khiến cho việc đào thải axit uric trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn đang bị tấn công bởi các cơn đau gút nên tránh tất cả các loại rượu. Tuy nhiên, ở những người bình thường, uống một ít rượu vang trong mỗi bữa ăn là tốt và không có khả năng làm tăng nguy cơ của bạn. Việc uống bia cũng nên hạn chế, đặc biệt khi có liên quan đến các cuộc tấn công bệnh gút, vì trong bia có hàm lượng axit lactic sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric, khiến cho axit uric được giữ lại trong máu.
Người bị tăng axit uric máu cung nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm ngọt chứa nhiều loại đường fructose, đặc biệt là các loại thức uống có gas chứa các loại đường tổng hợp có nguy cơ làm tăng axit uric trong máu nhiều hơn. Nên chọn các loại thực phẩm chứa các loại đường tự nhiên, ăn thêm các loại ngũ cốc và các loại trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không béo và ít carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh kẹo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm sữa ít chất béo có thể giúp giảm khả năng bị tăng axit uric máu tránh bị bệnh gút.
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước có chứa nhiều bicarbonate có thể giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy uống 4-6 tách cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ bị tăng axit uric máu và bệnh gout ở nam giới.
Tăng axit uric máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút, vì thế để điều trị bệnh đạt hiệu quả cần phải đưa nồng độ này xuống mức cho phép. Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên và duy trì sử dụng thêm sản phẩm Hoàng Thống Phong để giúp đào thải được lượng axit uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận và phòng tái phát các cơn gút cấp.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0917.19.64.97/0936.63.69.37 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp về bệnh.
Hồng Hoa.