Gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn do sự tăng axit uric máu dẫn đến tích tụ axit uric ở các khớp một khi đã mắc bệnh thì cần nên cẩn trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khớp ngón chân cái là vị trí bệnh thường gặp nhất, bệnh có thể tấn công bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và tay, mỗi đợt lên cơn đau cấp có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tháng gây đau nhức đối với người bệnh, nhiều người ví cơn đau gút đau hơn cắt da thịt vào sâu trong xương tủy, đau không thể chịu nổi. Nam giới và những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Khi  mắc bệnh gút ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng không kém quan trọng trong việc phòng bệnh gút, dưới đây là một số món ăn nên tránh ăn khi bị bệnh gút để giúp hạn chế tái phát bệnh gút:

- Sò: nếu bệnh tái phát thì nên giảm ăn hải sản và thịt, những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật này rất giàu chất purin, có thể phân hủy thành axit uric.

- Cá trích: trong khi một số loại hải sản có thể ăn một lần trong một khoảng thời gian, thì một số nên loại khỏi danh sách hoàn toàn nếu bị gút. Có thể kể đến cá trích, cá ngừ. Trong khi đó, tôm, tôm hùm, cua tương đối an toàn có thể ăn được.

Hạn chế ăn măng tây khi mắc bệnh gút

- Bia:  uống bia khiến bệnh gút dễ tái phát bệnh hơn bao giờ hết, không chỉ bởi nó làm tăng nồng độ axít uric mà còn vì bia gây trở ngại cho việc cơ thể tự thanh lọc axit này.

- Đồ uống ngọt: tránh những loại nước uống ngọt nhiều đường fructose, chất ngọt trong đó kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axit uric. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới tiêu thụ lượng đường fructose nhiều thì có nguy cơ cao hơn bị gút. Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng chỉ ra rằng uống nước ngọt có đường fructose mỗi ngày làm nguy cơ mắc bệnh gút ở chị em dù chỉ uống 1 tháng một lần.

 - Măng tây: măng tây, súp lơ, rau chân vịt và nấm có hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau khác, tuy nhiên người mắc bệnh gut vẫn có thể ăn các rau này tuy nhiên nên ăn ít.

- Gan: nội tạng động vật như gan, ruột heo, tim, thận và lách... thì tuyệt đối không nên ăn do phủ tạng động vật giàu chất purin.

Bên cạnh đó khi mắc bệnh thì cũng không quên uống nhiều nước, cần đảm bảo lượng nước uống  khoảng 12-16 ly nước mỗi ngày ( 1,5-2l nước/ ngày), có thể uống thêm nước trái cây, hoa quả không đường, vận động thể dục để tăng cường sức khỏe.