Bệnh gut là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến với những biến chứng khó lường, chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh bạn cần có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả đồng thời cần chủ động phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chính bản thân mình với cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gut hiệu quả. Khi mắc bệnh gut người bệnh nên chú ý thức ăn hàng ngày, nên ăn nhiều loại nào và nên hạn chế những thức ăn giàu chất đạm.
Khóm giúp làm giảm đau và ngăn chặn cơn viêm khớp cấp do gút. Tác dụng của khóm là do trong nó có một men được gọi là bromelain. Men này cũng làm giảm sưng. Khóm cũng chứa nhiều kali, acid folic. Kali giúp thải acid uric ra khỏi cơ thể. Acid folic là vitamin nhóm B, giúp sửa chữa các sẹo của mô bị tổn thương trong cơn gút cấp. Với người bị gút, khóm có thể được sử dụng như thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng nếu đang bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cũng vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn đang sử dụng dài hạn aspirin, clopidogrel hay warfarin.
- Dâu tây
Dâu tây giúp làm giảm tình trạng viêm do nó có chứa nhiều vitamin C so với các trái cây khác. Dâu tây cũng có chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng, đặc biệt tốt khi dùng cùng với khóm.
- Blueberry (việt quất)
Tiếng Việt gọi là việt quất, có nhiều ở xứ lạnh như Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand. Blueberry là thứ trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người bị gút. Blueberry có hoạt tính kháng viêm là do có hoạt chất được gọi là anthocyanin. Nó còn có hoạt tính làm giảm acid uric máu.Không chỉ giúp ích trong gút, anthocyanin còn có hoạt tính chống oxy hóa có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư.
Nho
Nho cũng có chứa một lượng lớn anthocyanin. Màu tím thẫm hay xanh đậm của nho là do nhóm hóa chất này.
- Chuối, bưởi
Chuối, bưởi có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc điều trị gút. Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm.
- Ngoài ra, nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi bổ mát tăng đào thải acid uric như: dưa leo, đậu bắp, rau đắng, rau ngổ, rau bợ, càng cua, rau diếp, rau cải, rau lang, rau má, rau đay, khèo nèo, mướp hương, hành hoa, kinh giới, tía tô, rau ngò các loại rau thơm, trái cây như: đu đủ, chuối, dưa hấu, dưa bở, na…, uống nước atisô, râu mèo, diệp hạ châu, mã đề, hoa cúc…
- Tránh ăn những món ăn, cay nóng, hạn chế gia vị trong chế biến bữa ăn hàng ngày, hạn chế những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh… vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa lạnh hay bị lạnh đột ngột.
Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
Cần duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.
Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.