Bệnh gút là một chứng viêm khớp thường gặp ở nam giới do các tinh thể nhỏ gọi là  acid uric ứ đọng trong cơ thể. Nam giới và những người béo phì là những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh của bệnh nhân mắc bệnh gút. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được những cơn đau khớp.

Vậy những thức ăn nào người bệnh nên chú ý hạn chế ăn để kiểm soát bệnh gút tốt hơn, vấn đề ăn uống sẽ khiến nhiều người bệnh băn khoăn không biết nên ăn gì và nên hạn chế ăn gì.

Dưới đây là những món ăn người mắc bệnh gút nên lưu ý để giúp bửa ăn  ngon miệng hơn và giúp phòng được nguy cơ tái phát bệnh gut cấp:

- Cá trích:

Bệnh gút:  tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Trong khi đó, tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn.

- Sò:

Bệnh gút: nên hạn chế ăn đồ biển và thịt vì đây là những thực phẩm giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp.

 - Thịt đỏ:

Hàm lượng chất purine có trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung vẫn tốt hơn thịt đỏ. Mặc dù không phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ, một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò, nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn cừu.

Bệnh gút nên hạn chế thịt đỏ

  - Gà tây:

 Thịt gà tây và thịt ngỗng là những thực phẩm có hàm lượng purine cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này. Những người có xu hướng mắc bệnh gút cũng nên hạn chế ăn thịt thú săn.

Thịt gà và thịt vịt được cho là 2 lựa chọn an toàn nhất, trong đó phần thịt đùi là tốt hơn cả.

 - Đồ uống có đường:

Nên tránh các thức ăn có hàm lượng đường fructose cao như soda, nước hoa quả. Bởi vì những chất ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều uric acid.

 - Thức uống nên hạn chế bia rượu:

 Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gut với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm gia tăng hàm lượng acid uric mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.

 Rượu có vẻ là một lựa chọn tốt hơn, tuy nhiên, uống nhiều rượu không tốt cho tất cả mọi người. Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn, khi đi dự một bữa tiệc thì nên kiêng rượu hoàn toàn.

 - Măng tây:

Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có hàm lượng purine cao hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn.

- Gan: các món ăn nội tạng như gan, thận, lá lách là những món ăn nên hạn chế ăn.

- Những thực phẩm thay thế:

Mặc dù có rất nhiều thực phẩm bệnh nhân gút cần tránh đã được liệt kê ở trên, theo ý kiến của các chuyên gia, vẫn có một số thực phẩm bảo vệ bạn chống lại bệnh gút. Đó là những thực phẩm được làm từ sữa ít chất béo, cà phê, hoa quả, đặc biệt là hoa quả có múi (cam, quýt...).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo uống từ 12 đến 16 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay thế nước bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.  

Sưu tầm