Bệnh gut thường xảy ra ở những người có địa vị cao trong xã hội hay người có tiềm lực kinh tế khá giả. Tuy nhiên những năm gần đây xã hội phát triển, đời sống dần được nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng bị rút ngắn nên bệnh gút không chỉ là bệnh của nhà giàu mà đã trở thành một trong những bệnh của xã hội hiện đại. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới trưởng thành. Bởi cuộc sống được cải thiện chế độ ăn uống nhiều chất đạm, ít rau xanh, cộng thêm những bửa tiệc tùng. Khi mắc bệnh gut người bệnh bên cạnh dùng thuốc theo toa hướng dẫn của bác sĩ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn, nếu cứ ăn uống không điều độ thì sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng và gây nhiều biến chứng.

Nếu người mắc bệnh gut không có chế độ ăn uống, thuốc men điều trị thì cơn đau rất dễ tái phát và nhiều biến chứng khác, dưới đây là chế độ ăn uống mà người bệnh gut cần quan tâm:

 - Khi có các đợt viêm khớp cấp tính  nên uống nhiều nước (nước chè, nước hoa quả, sữa) và ăn cháo, súp, sữa, trứng. Một chế độ ăn hợp lý cần nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là rau actisô, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phomat trắng không lên men, cá nạc, ốc sò. Ngoài ra cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm (sô đa, …) để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu.

Bệnh gut nên ăn nhiều rau xanh

Nếu ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh do vậy người bệnh cần tự nguyện áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế bia rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc.

Cụ thể lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê), các loại hải sản tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla.

Một số loại thức ăn cần hạn chế sôcôla, cacao, nấm, nhộng, rau giền…

Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Việc ăn mặn sẽ làm tăng lượng muối trong máu dẫn đến tích trữ nước, tăng huyết áp nên cần  hạn chế ăn nhiều muối. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.

Do đó người mắc bệnh gút cần phải cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học hợp lý như chọn cho mình các thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng, tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm cũng như tránh thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cả nước chanh.

Một điều lưu ý đặc biệt là người bệnh cũng cần được sự hợp tác, thông cảm từ người thân, bè bạn trong những dịp liên hoan ăn uống, khi đó người bệnh sẽ có thể chủ động áp dụng chế độ ăn thích hợp với tình trạng bệnh của mình để có được cuộc sống vui vẻ.  

 

Sưu tầm