Bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng với người mắc bệnh gút bởi chúng có thể khiến cho cơn đau khớp tiến triển tốt hơn hay xấu đi. Vậy người mắc bệnh gút được uống cà phêkhông? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết sau, bạn nhé!
Bệnh gút là gì?
Gút là tình trạng viêm với triệu chứng đau, đỏ, sưng,… tại các khớp trong cơ thể, thường gặp nhất ở khớp bàn chân và ngón chân. Bệnh gút xảy ra do sự gia tăng axit uric máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình phân hủy purin - một hợp chất có sẵn trong cơ thể và thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Khi tăng axit uric máu, chúng sẽ lắng đọng tinh thể ở các khớp, gây sưng, đau và viêm.
Bệnh gút ảnh hưởng đến khoảng 4% người trưởng thành. Một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa máu có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric. Một số bệnh khác như các vấn đề về thận và tuyến giáp góp phần làm giảm khả năng loại bỏ axit uric của cơ thể.
Thói quen ăn uống, chẳng hạn như uống rượu quá mức và ăn thức ăn giàu purin (thịt đỏ và động vật có vỏ) hoặc fructose (đồ uống có đường), cũng có thể khiến nồng độ axit uric máu cao.
Axit uric cao gây bệnh gút
Người mắc bệnh gút có được uống cà phê không?
Hiện nay, việc người mắc bệnh gút có được uống cà phê không vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cà phê có thể giúp ích cho người đang mắc bệnh gút, trong khi đó, không ít luận điểm cũng khẳng định: Cà phê là thức uống không dành cho người đang mắc phải căn bệnh này.
Nghiên cứu chứng minh người mắc bệnh gút nên uống cà phê
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng, cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gút bởi nó chứa nhiều hợp chất có lợi, bao gồm khoáng chất, polyphenol và caffeine. Cà phê làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng mức độ đào thải axit uric của cơ thể. Cà phê cũng được cho là cạnh tranh với enzyme phá vỡ purin trong cơ thể. Điều này làm giảm sự hình thành axit uric.
Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, các nhà nghiên cứu thấy rằng, tiêu thụ cà phê có mối quan hệ nghịch đảo với nồng độ axit uric. Những người uống cà phê nhiều nhất (khoảng 5 ly mỗi ngày) có nồng độ axit uric thấp nhất trong số đối tượng tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh gút không nên uống cafe
Đối nghịch với những nghiên cứu trên, một số nghiên cứu mới đây lại khẳng định, cà phê có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Có 11 nghiên cứu được tiến hành đã nhận thấy mối quan hệ khác nhau giữa việc uống cà phê và nồng độ axit uric trong huyết thanh. Ở nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nồng độ axit uric tăng trong thời gian tiêu thụ cà phê và giảm khi không uống cà phê.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề người mắc bệnh gút có nên uống cà phê không. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và khiến tình trạng bệnh gút không tiến triển nặng hơn thì bạn không nên sử dụng quá nhiều cà phê. Nếu trong quá trình dùng cà phê, bạn thấy có cơn đau tái phát thì nên suy nghĩ tới việc dừng sử dụng loại thức uống này.
Hoàng Thống Phong – Giải pháp mới cho người mắc gút tại Việt Nam
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng các thảo dược quý khác giúp giảm đau, sưng viêm tại khớp như nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… Với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, Hoàng Thống Phong mang đến tác dụng:
- Giảm nồng độ axit uric máu và đưa nồng độ này về mức cho phép.
- Giảm cơn đau khớp, giảm sưng viêm tại các khớp hiệu quả.
- Ngăn ngừa cơn đau gút cấp tái phát.
- Phòng ngừa bệnh gút ở người có nguy cơ cao như người béo phì, đối tượng hay uống rượu, bia,…
Mọi thắc mắc về người bị bệnh gút có được uống cà phê không cũng như đặt mua sản phẩm Hoàng Thống Phong với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.