Tác giả: Thái Quân
Cố vấn nội dung:
Sữa chua được coi là thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn luôn băn khoăn: Người mắc bệnh gút có ăn được sữa chua không? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết sau để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé!
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp thường gặp hình thành do nồng độ axit uric tích tụ trong máu quá nhiều. Về lâu dài, sự tích tụ axit uric sẽ tạo ra các tinh thể hình kim sắc nhọn lắng đọng tại các khớp, gây đau đớn. Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh được xem là “chìa khóa” để ngăn ngừa và quản lý bệnh gút hiệu quả.
Bệnh gút hình thành do sự dư thừa axit uric máu
Trong khi, các thực phẩm giàu purin như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật được xem là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút, thì có những thực phẩm giúp giảm axit uric máu, phòng ngừa tái phát cơn đau gút. Vậy sữa chua có phải là một trong số đó?
Bệnh gút có ăn được sữa chua không?
Để có được đáp án cho câu hỏi: Người mắc bệnh gút có ăn được sữa chua không, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện, sữa chua cũng như các chế phẩm từ sữa khác giúp tăng sự bài tiết axit uric trong cơ thể.
Orotic có trong sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thận loại bỏ axit uric dư thừa. Nó làm giảm sự hấp thụ axit uric và thúc đẩy bài tiết qua thận. Các nhà khoa học cho rằng, sữa chua và các sản phẩm sữa chứa lactalbumin và casein giúp cơ thể chống lại bệnh gút.
Người mắc gút có được ăn sữa chua
Hơn nữa, sữa chua còn có hàm lượng purin thấp, có lợi cho người mắc bệnh gút. Đây chính là lý do tại sao các chuyên gia khuyến cáo, người mắc gút nên ăn sữa chua mỗi ngày để giúp giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh gút.
Như vậy, người mắc gút hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua để tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn.
>>> Xem thêm:Sữa giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh gút
Người mắc bệnh gút nên ăn gì?
Bên cạnh sữa chua, người bệnh gút cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Vậy người mắc bệnh gút nên ăn gì? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:
- Rau xanh và củ quả tươi: Rau xanh mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh gút. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp lượng axit uric trong huyết thanh giảm, từ đó giúp cải thiện đau gút tốt hơn.
- Cà phê: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Lý do có thể là vì cafein có xanthine oxidase làm giảm sản xuất axit uric.
Cafe tốt cho gút
- Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm axit uric, phòng ngừa tái phát cơn đau gút hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp đào thải axit uric ra ngoài cơ thể được tốt hơn. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
Người bị bệnh gút kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm, chế độ dinh dưỡng có lợi, việc người bị bệnh gút kiêng gì cũng là băn khoăn lớn. Nếu như đang “chiến đấu” với đau gút, bạn nên tránh những điều sau:
- Tránh các thực phẩm có chất purin cao: Thực phẩm giàu purin có thể khiến cho tình trạng bệnh gút của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy hạn chế sử dụng quá nhiều các thực phẩm như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
- Tránh đồ uống có đường: Các thức uống có đường thường chứa chất điều vị, hoặc chứa lượng đường cao sẽ thúc đẩy sản xuất purine, làm tăng axit uric máu.
- Tránh thực phẩm có vị ngọt: Thực phẩm vị ngọt sẽ làm tăng sản xuất axit uric, axit béo chuyển vị trong các món tráng miệng cũng khiến triệu chứng bệnh gút nặng nề hơn.
>>> Xem thêm:Thực đơn 1 tuần cho người mắc bệnh gút
Thực phẩm tốt cho bệnh gút
Phòng ngừa và cải thiện đau gút nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng với người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, để kiểm soát tình trạng bệnh gút, bạn cần có một phương pháp mang tới hiệu quả bền vững hơn. Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên đang được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát
Hoàng Thống Phong là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa với tác dụng tăng cường chức năng hệ bài tiết, đào thải tối đa chất có hại, giảm nồng độ axit uric máu.
Khi trạch tả kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: Ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh,… sẽ tạo nên bài thuốc giúp giảm đau xương khớp, cải thiện vận động, ngăn không cho axit uric lắng đọng lại thành các tinh thể ở khớp, cơ và dễ dàng được đào thải qua thận cùng đường tiêu hoá, qua đó phòng ngừa tái phát các cơn gút cấp, hỗ trợ điều trị, giảm đau cho người mắc bệnh gút hiệu quả.
Ngoài ra, sản phẩm còn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh như: Suy thận, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... Hoàng Thống Phong thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gút cao như người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, hay ăn hải sản, người ít vận động, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa... Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gút cấp tính, mạn tính, người có nồng độ axit uric máu tăng,...
Chia sẻ của khách hàng
Rất nhiều người đã đẩy lùi bệnh gút thành công. Hãy xem những chia sẻ của họ
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, rất nhiều người đã cải thiện triệu chứng gút thành công nhờ Hoàng Thống Phong. Điển hình như bác Phạm Bá Tuất (Việt Trì, Phú Thọ). Cùng xem thêm chia sẻ của bác Tuất về hành trình cải thiện triệu chứng gút của mình TẠI ĐÂY.
Bác Tuất cải thiện cơn đau gút sau 2 tháng
>>> Xem thêm: Cụ ông cải thiện đau gút thành công sau 20 năm
Ý kiến chuyên gia
Bệnh gút gây ra nhiều đau đớn cho người mắc. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp kiểm soát cơn đau gút hiệu quả. Vậy người bệnh gút nên kiêng gì? Cùng nghe tư vấn của PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc để hiểu thêm về vấn đề này trong video sau:
>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: 3 lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát
>>>Xem ngay: Bạn nên xem ngay những thông tin mới nhất về bệnh gút cập nhật (2018)
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.