Tác giả: Thùy Linh
Cố vấn nội dung:
Nếu đang mắc bệnh gout, chắc chắn bạn luôn được cảnh báo không nên ăn thịt để ngăn ngừa cơn đau tái phát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn vẫn có thể ăn thịt nếu biết lựa chọn cho mình thực phẩm phù hợp. Vậy người mắc bệnh gout ăn được thịt gì? Hãy dành ra 2 phút để cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây!
Bệnh gout & Nguyên nhân
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh. Gout thường chỉ tấn công và gây đau đớn tại một thời điểm trong khoảng 7 – 10 ngày.
Tuy nhiên:
Cơn đau có thể tái phát bất cứ khi nào với biểu hiện nghiêm trọng hơn cả về mức độ và thời gian. Nó thường gây đau phổ biến nhất là ở khớp của ngón chân cái, nhưng các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều nguyên nhân trong chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể kích hoạt bệnh gout.
Dưới đây là những điều bạn không thể bỏ qua:
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin như: Hải sản, thịt đỏ, gan, nội tạng động vật,…
Thực phẩm bệnh gút cần kiêng
- Yếu tố di truyền.
- Sử dụng rượu, bia.
- Thừa cân, béo phì.
- Sử dụng thuốc điều trị không theo chỉ định như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau,…
- Tuổi tác và giới tính.
- Mắc các bệnh về thận, rối loạn chuyển hóa,…
>>>Xem ngay: bệnh gút kiêng ăn gì? Thuộc ngay 7 loại thực phẩm mà người bệnh gút không nên ăn !
Bệnh gout ăn được thịt gì?
Thịt luôn được xem là thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh gout nhưng cơ thể chúng ta không thể thiếu protein.
Chính vì vậy:
Bạn không nên loại bỏ hoàn toàn thịt ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày mà cần sử dụng sao cho hợp lý.
Nếu đang băn khoăn thì bạn có thể tham khảo những loại thịt sau:
Thịt trắng
Thịt trắng chứa hàm lượng purin thấp
Thịt trắng chứa hàm lượng purin thấp hơn thịt đỏ và cung cấp ít chất đạm hơn. Do đó các loại thịt trắng như thịt heo, gia cầm là những thự phẩm người bệnh gút có thể sử dụng được.
Thịt gia cầm
- Thịt gà là thực phẩm khá phổ biến. Hàm lượng purin trong ức gà ít hơn thịt bò, thịt lợn. Vì vậy, người mắc bệnh gout có thể ăn được thịt gà. Tuy nhiên, hãy nhớ chỉ nên ăn phần thịt nạc, bỏ da và chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, rán.
- Thịt vịt, ngan, ngỗng,...: cũng là thịt gia cầm người mắc bệnh gout có thể ăn. Hãy lựa chọn phần thịt nạc không da sẽ tốt hơn cho bạn.
Các loại cá nước ngọt
Người bệnh gút có thể ăn cá rô
Người mắc bệnh gout có thể ăn các loại cá nước ngọt sẽ có lợi hơn những loại cá nước mặn. Bạn có thể ăn cá chép, cá quả, cá trắm,…
Nhìn chung, người mắc bệnh gout có thể ăn thịt nhưng hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc:
Không ăn quá 150g mỗi ngày. Với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, hải sản có vỏ,… thì chỉ nên ăn 3 – 5 bữa/tuần.
Bệnh gút có ăn được trứng không?
Trứng là thực phẩm phổ biến nên người mắc bệnh gout có ăn được trứng không luôn là vấn đề được quan tâm. Theo các chuyên gia, trứng giàu protein nhưng lại chứa rất ít purin nên người bị bệnh gout CÓ thể ăn được.
Người mắc bệnh gút có thể ăn trứng
Tuy nhiên, người bị bệnh gout nên lưu ý, không ăn quá nhiều và tốt nhất là ăn trứng luộc thay vì trứng chiên, rán. Bên cạnh đó, nên ăn trứng được nấu chín kỹ, không ăn trứng sống hay trứng lòng đào và chỉ ăn khoảng 2 - 4 quả một tuần.
Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?
Đậu phụ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein từ thực vật, nhưng lại có hàm lượng purin thấp nên người mắc bệnh gout có thể thêm chúng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Người mắc bệnh gút nên ăn đậu phụ
Tuy nhiên, người mắc bệnh gout ăn đậu phụ cần lưu ý:
- Nên thay thế đậu phụ cho thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, thịt lợn, gia cầm.
- Hạn chế tổng số tiêu thụ thực phẩm giàu protein hàng ngày ở mức không quá 150g - 170g.
- Nên áp dụng phương pháp nấu ăn sử dụng ít chất béo khi chế biến đậu phụ, chẳng hạn như nướng, luộc, hấp,...
- Sử dụng cùng với các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp khác như rau xanh, hoa quả,…
Thực phẩm cho bệnh gút
Thực phẩm bảo vệ Hoàng Thống Phong – Giải pháp mới cho người mắc bệnh gout tại Việt Nam
Như vậy, có thể thấy, người mắc bệnh gout, nồng độ axit uric máu cao vẫn có thể ăn thịt. Tuy nhiên, nên chọn những loại thịt có hàm lượng purin và hàm lượng chất béo ít, không nên ăn quá nhiều. Lượng thịt khuyến nghị cho người mắc gout là 150 – 170g mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bị bệnh gout nên cải thiện bệnh bằng cách sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.
Hoàng Thống Phong - Hiệu quả cho người bệnh gút
Hoàng Thống Phong là sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa với tác dụng tăng cường chức năng hệ bài tiết, đào thải tối đa chất có hại, giảm nồng độ axit uric máu.
Khi trạch tả kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: Ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh,… sẽ tạo nên bài thuốc giúp giảm đau xương khớp, cải thiện vận động, ngăn không cho axit uric lắng đọng lại thành các tinh thể ở khớp, cơ và dễ dàng được đào thải qua thận cùng đường tiêu hoá, qua đó phòng ngừa tái phát các cơn gout cấp, hỗ trợ điều trị, giảm đau cho người bị bệnh gout hiệu quả.
Chia sẻ của khách hàng
Rất nhiều người đã giảm đau gout nhờ Hoàng Thống Phong. Hãy xem chia sẻ của họ
Hoàng Thống Phong đã giúp nhiều người cải thiện tình trạng đau gout chỉ trong thời gian ngắn. Tiêu biểu như bác Phạm Đức Dục (ở thôn Do Thượng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội). Cùng nghe chia sẻ của bác Dục về cách cải thiện bệnh gout của mình trong video dưới đây:
>>> Xem thêm:Kinh nghiệm cải thiện đau gout của thầy Trần Đình Châu (Hà Nội)
Ý kiến chuyên gia
Không chỉ nhận được phản hồi tích cực từ người dùng, Hoàng Thống Phong còn được các chuyên gia đánh giá cao. Dưới đây là đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo về tác dụng của Hoàng Thống Phong:
>>> Xem thêm: Chuyên gia đánh giá hiệu quả cải thiện đau gout của cây trạch tả
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì? Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.
>>>Xem ngay: Bạn nên xem ngay những thông tin mới nhất về bệnh gút cập nhật (2018)
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.