Nhiều người lầm tưởng, bị đau khớp khuỷu tay không liên quan tới bệnh gút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh gút ở khuỷu tay mặc dù không phổ biến nhưng cũng có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân gây bệnh gút ở khuỷu tay là do đâu? Làm sao để cải thiện triệu chứng này hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!
Bệnh gút là gì? Nguyên nhân do đâu?
Gút là tình trạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric trong máu. Gút thường xuất hiện ở các vị trí như: Khớp bàn chân, ngón chân, ngón tay,... Tuy nhiên, nó cũng có thể gặp ở khuỷu tay.
Bệnh hình thành do sự dư thừa quá mức của axit uric trong máu. Cơ thể tạo ra axit uric khi nó phá vỡ purin. Axit uric thường hòa tan trong máu, được xử lý bởi thận và đưa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi thận không thể đào thải một cách hiệu quả hoặc do cơ thể tổng hợp quá nhiều sẽ khiến các tinh thể hình thành trong khớp, gây đau dữ dội. Những khu vực phổ biến nhất bị ảnh hưởng bao gồm: Ngón chân cái, ngón tay, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân,…
Bệnh gút thường gây đau ở khớp ngón chân
Nồng độ axit uric tăng cao có thể là do:
- Giảm bài tiết qua thận (đây là nguyên nhân phổ biến nhất).
- Tăng sản xuất axit uric.
- Tăng lượng purin (chủ yếu đến từ chế độ ăn uống).
Một số yếu tố liên quan đến lối sống có thể kích hoạt sự khởi phát bệnh gút, chẳng hạn như:
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Người có cholesterol cao, tiểu đường hoặc kháng insulin.
- Bị tăng huyết áp (huyết áp cao) hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Người thường xuyên uống rượu, bia.
- Người hay ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt, bánh ngọt, nội tạng, động vật có vỏ và nước ngọt đóng chai.
Xem thêm: Sưng khớp ngón chân có phải là triệu chứng của bệnh gút không?
Triệu chứng bệnh gút ở khớp khuỷu tay
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau ở khớp khuỷu tay như: Chơi thể thao, lao động mạnh,… Tuy nhiên, nếu bị đau khớp khuỷu tay do bệnh gút, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng khác biệt như sau:
- Cảm giác đau, sưng và yếu ở khớp khuỷu tay. Đau sẽ tăng lên khi cử động hoặc va chạm, lúc kiểm tra sẽ thấy vùng khớp khuỷu tay xuất hiện màu đỏ và sưng lên.
Nóng, đỏ ở khớp khuỷu tay là dấu hiệu của bệnh gút
- Cơn đau thường bắt đầu vào ban đêm. Sự khó chịu này tăng nhanh chóng, kéo dài trong đêm rồi giảm dần sau khoảng 2 - 7 ngày.
- Khi cơn đau gút giảm, lớp da quanh khớp khuỷu tay có thể tróc và ngứa.
- Da rất đỏ và hơi tía xung quanh khiến khớp khuỷu tay trông như bị nhiễm trùng.
- Người bệnh bị giới hạn cử động ở khớp, một số trường hợp không thể đi lại được, phải nhờ tới sự trợ giúp của người thân.
Làm sao để cải thiện bệnh gút ở khớp khuỷu tay?
Bệnh gút ở khuỷu tay có thể làm hạn chế vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người mắc. Để giảm cơn đau cấp tính do bệnh gút ở khuỷu tay, bạn có thể làm theo các cách sau:
- Dùng đá cho vào miếng vải sạch rồi nhẹ nhàng chà xát vào khu vực bị viêm. Cách làm này có thể giảm sưng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Giữ khớp khuỷu tay ở vị trí cao hơn tim cũng có thể giúp làm giảm sưng đau hiệu quả.
- Uống nhiều nước bởi nước có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nó cũng làm loãng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric.
- Ăn nhiều hoa quả như: Nho, dứa, cherry vì cũng chứa chất kháng viêm được gọi là anthocyanin, giúp giảm mức axit uric, ngăn ngừa kết tinh và lắng đọng trong cơ thể.
Người bị bệnh gút nên ăn nhiều hoa quả
- Hạn chế thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện bệnh gút nói chung và gút ở khuỷu tay nói riêng đang được nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn cũng như hiệu quả. Sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao, được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ trạch tả, kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác như: Nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh… Sản phẩm giúp giảm đau, chống viêm khi cơn gút cấp xuất hiện, giảm axit uric máu, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Bệnh gút ở khuỷu tay không được điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn cần có phương pháp điều trị một cách phù hợp và đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả mỗi ngày để bệnh được kiểm soát tốt hơn nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.