Bệnh thường gây đau ở ngón chân cái, bàn chân, ngón tay. Tuy nhiên, nhiều người có thể gặp bệnh gút ở mắt cá chân. Vậy khi nhận thấy có cơn đau ở khớp mắt cá chân thì làm sao để cải thiện hiệu quả? Nếu đang có thắc mắc này thì bạn đừng bỏ lỡ 5 cách hữu hiệu dưới đây.
Uống nhiều nước giúp chữa bệnh gút ở mắt cá chân
Nước đóng vai trò quan trọng giúp thận đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Theo chuyên gia, uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thận hoạt động tích cực hơn trong việc loại bỏ axit uric dư thừa. Nó cũng làm giảm sự hình thành của tinh thể muối urat tại mắt cá chân.
Người bị bệnh gút nên uống nhiều nước
Ngâm chân nước ấm giúp giảm đau gút
Trước khi đi ngủ vào ban đêm, bạn có thể dùng một chậu nước ấm để ngâm bàn chân đang bị viêm do gút trong khoảng 20 phút. Đây là cách hiệu quả giúp giảm các triệu chứng đau đớn, đồng thời có thể thúc đẩy tinh thể axit uric được hòa tan, đào thải và giảm nhẹ triệu chứng đau. Bạn có thể ngâm chân bằng nước lá lốt hoặc lá tía tô để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh gút.
Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh gút sớm mà bạn không thể bỏ qua
Chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa cơn đau gút ở mắt cá chân tái phát
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gút tái phát. Người bị bệnh gút ở khớp mắt cá chân cần lưu ý: Không nên loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong chế độ ăn uống hàng ngày; Nếu bị béo phì kèm gút thì bạn cần giảm cân để cải thiện tình trạng bệnh; Cần cắt giảm thực phẩm giàu chất béo khỏi khẩu phần ăn như: Bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán; Nên dùng dầu oliu thay mỡ động vật; ưu tiên các món hấp, luộc; tránh dùng gia vị tính cay, nóng (ớt, tiêu)...
Người bị bệnh gút cần có chế độ ăn uống lành mạnh
Uống sữa ít béo giúp giảm axit uric máu
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sữa ít béo có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout hơn 40 %. Khi lên cơn đau cấp tính, các sản phẩm từ sữa ít chất béo có thể giúp bạn đào thải axit uric thông qua nước tiểu. Do đó, nếu đang bị bệnh gút nói chung và gút ở khớp mắt cá chân nói riêng thì bạn hãy thêm sữa ít béo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để chỉ số axit uric máu sớm về ngưỡng an toàn.
Sử dụng sản phẩm chứa cây trạch tả
Trạch tả là thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, với tác dụng tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, thanh nhiệt, được đông y dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, gan rất hiệu quả. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thân và rễ trạch tả có chứa các hoạt chất như: Api Alisol A, Alismol, Alismoxide và các Alisol A, B, C, Choline…
Trạch tả tốt cho người bị gút
Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014 cho thấy, các hoạt chất trong cây trạch tả có tác dụng trên chức năng thận, giúp lợi tiểu, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, từ đó phòng ngừa cơn đau gút tái phát hiệu quả.
Để mang đến hiệu quả kiểm soát bệnh gút hiệu quả hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm dạng viên nang chứa thành phần chính là trạch tả kết hợp cùng: Nhọ nồi, ba kích, hoàng bá, hạ khô thảo… Sản phẩm có công dụng: Giảm sưng, đau khi cơn gút cấp xuất hiện, bổ thận, tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp giảm sản sinh và tăng đào thải axit uric máu ra ngoài hiệu quả. Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn cho kết quả rất tốt, giới chuyên gia đánh giá cao và hàng ngàn người sử dụng trong suốt gần 15 năm qua.
Để kiểm soát bệnh gút ở mắt cá chân, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên như trên, đồng thời sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả ngay hôm nay nhé!