Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa có nguyên nhân chủ yếu liên quan đến di truyền và cơ địa. Tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp gây nên cơn gút cấp lại do chế dộ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Do đó, rèn luyện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật , đặc biệt là bệnh gút.

 Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân gút, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, tôm, cua, ốc, ếch, nội tạng động vật... Bệnh nhân cần uống nhiều nước (nước khoáng) giúp thận tăng đào thải axit uric, kiêng bia, rượu; Bên cạnh đó, nên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng. Nếu bệnh gút mà đã có hạt tophi thì không nên chọc, chích, dễ gây nhiễm trùng.

Trước kia bệnh gút được coi là căn bệnh của người giàu. Tuy nhiên, ngày nay nó không còn là bệnh của người giàu nữa mà là bệnh của toàn xã hội. Những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học.

hình ảnh minh họa

Rượu bia tác nhân chính làm gia tăng số bệnh nhân gút ở nam giới:

Bia là nguồn cung cấp chất đạm phong phú. Đặc biệt, trong các cuộc nhậu, nam giới ít khi uống bia suông mà thường kèm theo các món sơn hào (thịt dê, thịt bê…) hải vị (tôm, cua, cá biển…) chứa rất nhiều purin gây nên bội thực lượng acid uric trong máu tăng quá cao khiến thận không đào thải kịp gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây nên cơn gút cấp. Điều này lý giải tại sao gout lại "ghé thăm" các quý ông sau mỗi cuộc nhậu.

Trong khi đó, rượu lại gây ra các rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Không giống như bia, rượu tuy không phải là nguồncung cấp purin dồi dào, song đây là đồ uống cần tránh cho quý ông bị gout. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan và thận, gây mất cân bằng trong chuyển hoá acid urit trong cơ thể.

Ngày nay, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện có rất nhiều lý do như: đám cưới, ăn mừng, sinh nhật, công tác, thăng chức, nhận lượng, trúng số…hay đến nhứng chuyện buồn như: đám ma, lễ bái, giải xui, …thậm chí không có lý do gì, nhàn rỗi là bạn bè, anh em gặp gỡ, tụ tập, và trong các cuộc vui đó không bao giờ thiếu những chén rượu, cốc bia. 

Chế độ ăn uống của người bị bệnh gút: Về cơ bản chế độ ăn của người bị bệnh gút là hạn chế lượng Purin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh nhân gút thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu Protein sinh ra các bệnh lý khác nhưng cũng không ăn nhiều quá làm thúc đẩy bệnh gút diễn biến nặng nhanh…. . Ăn ít hoặc không ăn các loại thực phẩm giàu Purin như phủ tạng động vật, thịt có màu  đỏ, thịt thú rừng, hải sản. Ưu tiên ăn các loại cá nước ngọt, thịt lợn, thịt gia cầm với tổng lượng khoảng 100g/24h. Ăn nhiều rau xanh sạch. Với chế độ ăn bình thường cơ thể tạo ra khoảng 300mg muối urat , nhưng với chế độ ăn kiêng chỉ tạo ra khoảng 100mg muối urat. Không uống rượu bia. Uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm. 75-80% lượng muối Urat được đào thải qua đường tiết niệu nên hàng ngày bệnh nhân gút cần uống nhiều nước với tiêu chí đi tiểu nhiều  hơn 2lit/ 24h. Để phòng ngừa và chữa sỏi Urat ở đường tiết niệu ngoài uống nhiều nước để hòa tan muối urat đã lắng đọng cần uống nước khoáng kiềm. Nước khoáng kiềm làm tăng cường đào thải muối Urat qua đường tiết niệu và giảm lắng đọng hình thành sỏi thận.

Thói quen thường uống xuyên bia rượu làm tỷ lệ các bệnh liên quan đến chuyển hóa tăng cao và độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hóa. Khói quen ăn uống khoa học và một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi đặc bệnh tật, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyển hóa. Để đảm bảo sức khỏe ngày từ bây giờ mỗi người trong chúng ta và đặc biệt là nam giới cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

 

Bông tuyết