Trạch tả thuộc họ trạch tả, tên khác là mã đề nước, là một cây thảo, cao 40-50cm. Bộ phận dùng làm thuốc của trạch tả là thân rễ, thu hái vào mùa thu là tốt nhât, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Theo đông y Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, quy kinh thận và bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Trạch tả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa phù, viêm thận, tiểu tiện khó, đái máu. Liều dùng hằng ngày 10- 20g dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ảnh minh họa: Trạch tả lựa chọn mới cho bệnh nhân mắc gút
Ngày nay, Trạch tả còn được vận dụng vào các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh gút. Không những trạch tả có tác dụng lợi tiểu mà còn có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm giúp giảm triệu chứng sưng đau ở cơn gút cấp.
Trong bài viết này, chúng tôi xin chỉ đề cập đến tác dụng nổi trội của Trạch tả là tác dụng lợi tiểu. Tác dụng lợi tiểu của Trạch tả đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu: Nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào dạ dày và cao lỏng 2g/kg tiêm xoang bụng trên chuột công trắng bình thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Có báo cáo cho rằng trạch tả thu hoạch vào các mùa khác nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng khác nhau. Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi niệu mạnh hơn. Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niệu khác nhau. Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu đều có tác dụng lợi niệu trong khi trạch tả muối không có tác dụng.
Ngoài ra, Trạch tả còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan, hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp
Chính nhờ tác dụng lợi niệu hiệu quả cùng với tác dụng chống viêm, thanh nhiệt mà Trạch tả đã được sử dụng như là thành phần chính trong sản phẩm Hoàng Thống Phong, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gút hiệu quả thông qua tác động lên cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh gút. * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
DS Hoàng Hiến