Bệnh gút (thống phong) là một bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa dẫn đến sự tăng nồng độ axit uric trong máu, có biểu hiện ở khớp, sụn, xương, dưới da, thận. Tại Việt Nam theo thống kê trong 10 năm ở Bệnh viện Bạch Mai (1985-1994), bệnh gút chiếm tỷ lệ 2-4 % tổng số các bệnh nhân về khớp, trong đó có 97% là nam giới trên 30 tuổi và rất hiếm gặp ở nữ giới và người trẻ.

Những nội dung chính trong bài viết này:

Vai trò của axit uric trong bệnh gút

Phân loại bệnh gút

Chẩn đoán bệnh gút

Điều trị bệnh gút

Thảo dược hỗ trợ điều trị gút

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút

Lưu ý đối với bệnh nhân gút

Vai trò của axit uric trong bệnh gút

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng các nucleo – protein có chứa nhân purin. Axit uric được tạo nên từ 3 nguồn chính: thoái giáng các nucleo – protein từ thức ăn; thoái giáng các nucleo – protein do quá trình chết của các tế bào trong cơ thể; tổng hợp nội sinh các nucleo – protein; axit uric được thải trừ ra ngoài cơ thể qua thận (qua nước tiểu) và đường tiêu hóa (qua phân). 

Những nguyên nhân khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao

Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên do các nguyên nhân sau: Do tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein, đây là nguyên nhân chủ yếu; Tăng do quá trình hủy hoại tế bào trong cơ thể (bệnh ác tính, bệnh tan máu, dùng thuốc diệt tế bào); Giảm thải tiết axit uric qua thận (suy thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, ngộ độc chì...). Lượng axit uric trong cơ thể tăng lên sẽ biểu hiện bằng nồng độ axit uric máu vượt trên mức 70mg/l (415 µmol/l). Khi nồng độ axit uric máu tăng cao trong một khoảng thời gian dài sẽ lắng động ở màng hoạt dịch khớp dưới dạng các tinh thể hình kim hai đầu nhọn, gây nên phản ứng viêm cấp tính, tích đọng lại ở sụn khớp gây nên viêm khớp có hủy xương, ở dưới da tạo nên các hạt tophi và ở thận gây viêm thận, sỏi, suy thận (bệnh gút mạn tính).

Phân loại bệnh gút

Bệnh gút bao gồm: bệnh gút nguyên phát và bệnh gút thứ phát

+ Bệnh gút nguyên phát:

Chiếm phần lớn các trường hợp của bệnh gút, nguyên nhân là do lượng axit uric tăng quá trình tổng hợp nội sinh các nucleo – protein có chứa nhân purin mà cơ chế hiện nay chưa rõ. Bệnh có chiều hướng tăng ở thành thị và ở tầng lớp có mức sống cao. Bệnh có tính chất cơ địa, nam giới chiếm hơn 90 %, tuổi mắc bệnh từ 30 – 50, ở nữ thường mắc sau tuổi mãn kinh. Bệnh gút hay gặp ở các đối tượng như: béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ăn uống không kiểm soát, nhất là nghiện bia rượu và có tính chất di truyền ở một số trường hợp.

Gút nguyên phát gồm hai thể là gút cấp tính và gút mạn tính:

Gút cấp tính: còn gọi là viêm khớp cấp do vi tinh thể. Biểu hiện điển hình của cơn gút cấp hay gặp là viêm khớp bàn ngón chân cái: bàn ngón chân cái sưng to, đỏ tía, nóng và đau dữ dội (như đốt lửa, như kim châm), hoặc ở một bên hoặc ở hai bên chân. Tình trạng sưng đau thường xuất hiện sau một bữa ăn uống nhiều (rượu, thịt), sau lao động nặng, đi lại nhiều, stress… Những người mắc bệnh gút ngoài các dấu hiệu sưng đau thường kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém, đau nhiều về đêm, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, giảm dần rồi khỏi hẳn không để lại di chứng tại chỗ. Vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70 % trường hợp, cơn viêm cấp có thể xuất hiện tại các khớp khác ở chân như: ngón chân, cổ chân. Những đợt viêm cấp thường hay tái phát, mỗi năm vài lần, tăng dần và thời gian một đợt dài thêm, các vị trí thương tổn tăng thêm.

kjhg 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh gút là sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí ngón chân cái

Gút mạn tính: hay bệnh gút u cục, thường đi sau gút cấp tính, nhưng có thể bắt đầu ngay thể mạn tính. Bệnh có 3 nhóm triệu chứng chính: viêm nhiều khớp, nổi u cục (tophi) và thương tổn thận. Viêm nhiều khớp nhỏ và nhỡ (ngón tay, cổ tay, cổ chân, khuỷu, gối) có đối xứng, các khớp này sưng đau, biến dạng, kéo dài liên tục với mỗi đợt nặng thêm. Nổi các u cục, thấy ở quanh các khớp, ở vành tai; kích thước từ vài mm đến vài cm; hình tròn hoặc lồi lõm, mềm, không đau, còn có thể thấy các hạt này trên các gân, đầu ngón tay, gót chân và một số vị trí khác. Thương tổn thận trong gút mạn tính chiếm từ 20 – 70 % các trường hợp; do lắng đọng các tinh thể urat tại các tổ chức tại thận gây tình trạng viêm thận, sỏi thận,.. nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận và tử vong.

+ Bệnh gút thứ phát:

Ít gặp hơn so với bệnh gút nguyên phát (chiếm khoảng 5%) bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, được thể hiện bằng các dấu hiệu, viêm khớp cấp tính (ở chi dưới), lượng axit uric máu tăng cao, đôi khi có suy thận cấp. Tác nhân gây gút thứ phát thường là các bệnh máu ( đa hồng cầu, xemi thể tủy, lách to, xơ tủy), suy thận (thận đa nang, thận nhiễm amylose, nhiễm độc chì), vẩy nến lan tỏa...

Những triệu chứng điển hình của bệnh gút

Chẩn đoán bệnh gút

Chẩn đoán gút cấp tính dựa vào tính chất của viêm khớp: vị trí ở chân, nhất là khớp bàn ngón chân cái; viêm khớp dữ dội và hay tái phát; lượng axit uric trong máu tăng cao; tìm thấy tinh thể hình kim ở dịch khớp và tính nhạy cảm của bệnh với thuốc colchicine (khỏi nhanh chóng).

Chẩn đoán gút mạn tính dựa vào các dấu hiệu viêm nhiều khớp, nổi các u cục, tìm thấy axit uric trong các u cục, hình ảnh hủy xương hình móc trên phim X quang. Xét nghiệm và X quang: Axit uric máu thường tăng nhưng có thể bình thường. Chọc hút chất dịch lấy từ các u cục thấy tinh thể urat trên kính hiển vi, chụp phim X quang các khớp thấy hình ảnh hủy, khuyết các đầu xương tạo nên hình móc hình bát xà mâu (do hiện tượng lắng đọng axit uric ở sụn khớp, phá hủy xương).

Những tiêu chuẩn giúp chẩn đoán bệnh gút

Điều trị bệnh gút

Bệnh gút cần phải được chẩn đoán và có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn gút cấp tính: Thuốc được coi là đặc trị với gút cấp tính là colchicin. Tuy nhiên thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ỉa chảy. Ngoài ra còn có các thuốc khác như: phenylbutazone, diclofenac, các loại thuốc chống viêm không steroid khác…

Giai đoạn gút mạn tính: Thuốc tăng thải axit uric qua thận làm giảm tái hấp thu axit uric ở ống thận như: probenecid, ..các thuốc này có thể gây cơn đau quặn thận, do đó không dùng cho những bệnh nhân có thương tổn thận (sỏi thận, suy thận); thuốc giảm axit uric máu do ức chế quá trình tạo thành axit uric như allopurinol… tuy nhiên, thuốc này có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

Thảo dược hỗ trợ điều trị gút

Bệnh gút không phải là một căn bệnh của xã hội hiện đại, mà đã được biết đến từ rất lâu. Trong dân gian, từ lâu người ta đã biết sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng làm giảm axit uric trong máu, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể để giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Một trong những thảo dược hay được sử dụng là cây trạch tả. Hiện nay, để khắc phục các nhược điểm của tây y là sử dụng các sản phẩm đông dược. Một trong số đó là sản phẩm Hoàng Thống Phong chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gút. Trong đó, thành phần chính là Trạch tả đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng trong lợi tiểu, tăng thải acid uric dư thừa qua đường niệu, kết hợp với các thành phần bổ thận, giảm đau khác như: hoàng bá, ba kích, nhọ nồi, hạ khô thảo…

Bạn đang bị các cơn đau gút hoành hành? Bạn đang trong tình trạng bị tăng acid uric máu? Đã điều trị kéo dài nhiều năm nhưng vẫn không thuyên giảm? Hãy liên hệ 0917.211.5560917.212.364 chúng tôi sẽ trực tiếp giải đáp và cũng rất mong nhận được những phản hồi từ các bạn.

TÁC DỤNG CỦA HOÀNG THỐNG PHONG ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH QUA NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Qua theo dõi điều trị cho 27 ngươi bị gút là nam giới sử dụng thuốc tây phối hợp với Hoàng Thống Phong trong 7 ngày, sau đó chỉ dùng Hoàng Thống Phong đơn độc liên tục theo liệu trình từ 3-6 tháng. Kêt quả cho thấy:

Nồng độ axit uric máu giảm dần trong quá trình điều trị, sau 1 tháng axit uric đã giảm được 59,53 µmol/l, có 88,9% người có axit uric máu trở về giới hạn bình thường

- 59,3% đối tượng hết viêm khớp sau 2 ngày

- Không có ai bị cơn gút cấp tái phát.

- Không gây ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, cơ quan tạo máu

Đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về tác dụng của Hoàng Thống Phong đối với bệnh gút

Hoàng Thống Phong - Tôi không sợ gút

Sản phẩm Hoàng Thống Phong hỗ trợ điều trị bệnh gút

Tác dụng của Hoàng Thống Phong không chỉ được khẳng định qua nghiên cứu khoa học uy tín mà đã nhận được sự tin tưởng của người bệnh. Vì vậy, Hoàng Thống Phong vinh dự liên tục trong nhiều năm nhận được các giải thưởng như: “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, 2015; “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” 3 năm liền 2015- 2017; “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”; 3 năm liền 2014 - 2016 do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng. 

 Hoàng Thống Phong vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” trao tặng 

 

Hoàng Thống Phong vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” trao tặng

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gút

Không nên: Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có nhân purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, các loại trứng đang phát triển thành phôi… Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như thịt lợn, thịt gà, lươn, cua, ốc, ếch. Các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Hạn chế các chất cồn như rượu, bia, cơm rượu… Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê, nước rau má, rễ cỏ tranh… Các đồ uống có tính toan như nước cam, chanh, trái cây giàu vitamin C.

Nên: Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa chuột, củ sắn, cà chua… Khi lên cơn đau, tạm thời chỉ dùng thức ăn có hàm lượng purin thấp như trái cây, rau, trứng, sữa… Khi nào hết đau mới thực hiện chế độ ăn có hàm lượng purin vừa như thịt bắp gà, vịt, lúa mạch… Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric, giảm nguy cơ sỏi thận.

Lưu ý đối với người bị gút

Trong cơn đau: Tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi.

Ngoài cơn đau: Cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Giảm cân, tránh béo phì, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng. Vận động nhẹ nhàng, vừa sức nhưng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh.

TUẤN MINH

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Bác Đoàn Đình Quỳnh (trú tại số nhà 132 Tụê Tĩnh, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An): 

“Tôi bị gút từ nhiều năm nay, thời gian đầu mới bị gút, tôi chưa thực hiện chế độ ăn kiêng nên các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên, định kì mỗi tháng một lần, hoặc ngay sau khi tôi ăn một bữa ăn giàu đạm. Đau gút rất kinh khủng, tấy buốt ở ngón chân cái, đặc biệt là vào ban đêm, khiến tôi không thể ngủ được”.

Tuy nhiên, sau khi sử dụng Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị, bác chia sẻ: “Sau khi dùng hết hộp thứ 8, tôi thấy rõ rệt các cơn gút cấp đã giảm hẳn. Nếu trước đây có đợt một tháng đau một lần, thì trong suốt thời gian dùng Hoàng Thống Phong cho tới nay, tôi chỉ gặp một cơn gút cấp với mức độ đau rất nhẹ chứ không dữ dội như trước nữa. Mặt khác, tôi cảm thấy ăn tốt, ngủ ngon, người khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.” 

Bác Đoàn Đình Quỳnh đã lấy lại được phong độ ngày nào nhờ Hoàng Thống Phong 

Bác Đinh Đình Trợ (54 tuổi, ngụ tại Cầu giấy, Hà Nội):

“Cách đây hơn 20 năm, tôi đi công tác ở Đức một thời gian dài, tôi bắt đầu có dấu hiệu đau mỏi các khớp. Nhưng cứ nghĩ là do thể thao quá sức nên đau, tôi nghỉ ngơi vài ngày hoặc dùng thuốc giảm đau thì thấy đỡ hơn”. Bác đã phải chịu những cơn đau dai dẳng như thế hơn 5 năm liền.

Tuy nhiên, một lần đọc báo bác đã biết đến sản phẩm Hoàng Thống Phong. Bác chia sẻ: “Tôi lập tức tới địa chỉ đăng trên báo mua về dùng. Theo tờ hướng dẫn, tôi dùng 9 viên một ngày chia làm 3 lần. Dược sĩ nói phải dùng từ 3-6 tháng mới có kết quả rõ rệt, có thể là do cơ địa của từng người, nhưng tôi thì thấy hiệu quả ngay sau 4 lần: Cơn đau dứt luôn”, từ đó tin tưởng bác kiên trì sử dụng và không thấy bệnh tái phát nữa.

Bác Nguyễn Văn Xuân (ngụ tại Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã mắc bệnh gút gần 10 năm nay):

“Tôi bị bệnh gút cách đây hơn 10 năm rồi, đau gút ghê gớm lắm, nhiều đêm tôi không thể ngủ được. Tôi dùng hết 10 hộp Hoàng Thống Phong, cơn đau của tôi đã hết. Trước đây cứ khoảng một tháng tôi lại bị một cơn đau, nhưng nửa năm nay tôi không bị cơn đau nào. Tôi cũng đi xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu, kết quả rất đáng mừng: Chỉ số axit uric giảm từ 580µmol/l xuống còn 390 µmol/l”.

Ông Lê Văn Bính (Thanh Xuân, Hà Nội): Bệnh gút đã “ghé thăm” ông tính đến nay hơn 20 năm. Khi đang công tác tại nước ngoài, một lần ông bị đau dữ dội ở khớp bàn ngón chân phải, đến nỗi không thể ngồi dậy và đi lại. Sau đó, các cơn đau ngày càng tăng lên, đau cả ngày lẫn đêm, lan lên cả khớp cổ chân, đầu gối, khớp khủyu tay,… Khi về nước, ông đi khám thầy thuốc đông y và được kết luận là viêm đa khớp. “Tôi uống thuốc bắc nhưng bệnh không cải thiện chút nào, các cơn đau vẫn liên tục xuất hiện. Đau đến nỗi không dậy được, đến bữa cơm phải nhờ vợ con khiêng ra ăn. Thỉnh thoảng cơ quan có việc gấp, nhân viên phải sang tận nhà cõng tôi tới cơ quan để giải quyết. Không những thế sau đó các hạt tophi bắt đầu mọc ra ở mắt cá, ở cổ chân và ở khuỷu tay” – ông Bính cho biết.

Ông đi khám lại thì mới biết mình bị mắc bệnh gút. Bác sĩ kê cho ông thuốc Allopurinol và Colchicin. Suốt hơn 10 năm, dù đi nhiều nơi khám bệnh, nhưng ông vẫn được bác sĩ chỉ định uống 2 loại thuốc này. Tháng nào ông cũng bị đau đớn, có hạt tophy đã vỡ loét. Ông kể: “Có lúc, tôi chỉ ăn cơm với muối vừng mà vẫn đau. Uống thuốc tây thì hay bị tiêu chảy, ngứa ngáy, trong khi đi xét nghiệm thì nồng độ axit uric không giảm”. Bên cạnh đó, ông còn bị ảnh hưởng đến chức năng thận, đi tiểu khó, tăng huyết áp, người mệt mỏi.

Hành trình giải thoát khỏi bệnh gút của ông Bính

Sau đó qua thông tin trên truyền hình, ông quyết định dùng Hoàng Thống Phong. “Thực ra trước đấy, tôi cũng đã dùng Hoàng Thống Phong, nhưng chỉ uống 1-2 lọ rồi dừng lại. Lần này, tôi quyết tâm kiên trì xem sao. Thật ngoài sức tưởng tượng, sau khi uống Hoàng Thống Phong khoảng 3 tuần, kết hợp với chế độ ăn uống kiêng khem, tôi đi xét nghiệm nồng độ axit uric thì thấy giảm từ 622 micromol/lít (trước khi dùng Hoàng Thống Phong) xuống còn 315 micromol/lít. Sau 5 tháng uống sản phẩm này, với 9 viên/ ngày, tôi đã hết đau hoàn toàn. Mừng quá! Tôi uống hết 6 tháng rồi nghỉ 1 tháng, sau đó lại uống tiếp với liều 6 viên/ ngày. Trước kia, tháng nào tôi cũng bị đau thì đến nay, đã 9 tháng tôi không thấy cơn đau nào xuất hiện”. 

Ông Bính cũng cho biết, từ khi uống Hoàng Thống Phong, ông đã bỏ được thuốc tây, thỉnh thoảng lúc chân tay hơi mỏi ông mới uống một liều Allopurinol. Đến nay, cuộc sống của ông đã thoải mái trở lại, ăn ngủ tốt. Một kinh nghiệm được ông Bính chia sẻ đó là: khi điều trị gút, bên cạnh uống Hoàng Thống Phong, người bệnh phải kiên trì và kiêng khem hợp lý để tránh tái phát bệnh.

Bác Đặng Xuân Hoan ( thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội):

Bác Hoan cho biết: “Cách đây khoảng chục năm, tự nhiên tôi thấy khớp gối và các khớp ngón chân đau nhức vô cùng. Khi ấy, tôi phải nghỉ công tác, không đi lại được. Tôi đi khám, lúc đầu, bác sĩ nói tôi mắc viêm khớp dạng thấp, sau đó chẩn đoán bị gút, nồng độ axit uric trong máu lên đến 478 micromol/lít. Tôi đã dùng thuốc theo đơn, tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh tái phát trở lại, một năm cũng phải bị vài ba lần như vậy. Hơn nữa, uống thuốc giảm đau (colchicin) tôi bị tiêu chảy, dùng thuốc giảm nồng độ axit uric (allopurinol) thì lại mẩn ngứa khắp người. Tôi không dám sử dụng thuốc tây kéo dài và chỉ uống colchicin khi bị sưng viêm”.

Bác Hoan chia sẻ quá trình điều trị bệnh gút của mình 

Suốt một thời gian dài chịu đựng những cơn đau gút và tác dụng phụ của thuốc tây y, bác Hoan tưởng chừng không còn lối thoát. Bác Hoan chia sẻ thêm:" Một lần tình cờ xem truyền hình và đọc báo thấy sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp hỗ trợ điều trị gút, nhiều người dùng đạt hiệu quả tốt, nên tôi đã mua về sử dụng với liều lượng là 9 viên/ ngày, chia làm 3 lần. Khi bệnh đã ổn định hơn, đứng lên ngồi xuống cảm thấy thoải mái thì bác giảm liều xuống 6 viên, rồi 3 viên/ ngày. Tôi dùng Hoàng Thống Phong được một thời gian thì tạm nghỉ, sau đó, tôi uống thành nhiều đợt, mỗi đợt 3 tháng với 6 viên/ ngày. Dùng Hoàng Thống Phong tôi thấy ăn ngủ tốt, chức năng gan, thận được cải thiện và không gặp tác dụng phụ. Hiện tại, sức khỏe của tôi trở lại bình thường. Trước kia, chưa uống Hoàng Thống Phong thì mỗi năm tôi bị đau khoảng vài lần, đau dữ dội. Nhưng từ khi uống Hoàng Thống Phong, tôi không bị cơn đau nặng nào nữa, chỉ rất nhẹ nhàng thôi. Đặc biệt, khi tôi đi khám lại thì nồng độ axit uric đã giảm xuống như người bình thường (chỉ số axit uric bình thường ở nam giới là 180- 420 micromol/lít). Tính đến nay, tôi đã sử dụng được khoảng 70 hộp Hoàng Thống Phong”.

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ TÁC DỤNG CỦA HOÀNG THỐNG PHONG?

Đánh giá của GS Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thống Phong

  

Phân tích của PGS.TS Đoàn Văn Đệ về tác dụng của vị thuốc trạch tả, thành phần chính của sản phẩm Hoàng Thống Phong:

Sử dụng Hoàng Thống Phong kết hợp thuốc tây y có gây tương tác thuốc không?


Rất nhiều người đã thoát khỏi nỗi lo về bệnh gút, kiểm soát nồng độ axit uric về ngưỡng cho phép và không phải lo lắng về những cơn đau dữ dội do gút hay các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhờ duy trì dùng Hoàng Thống Phong theo liệu trình 3-6 tháng. Hãy tham khảo kinh nghiệm của họ để có biện pháp điều trị bệnh thích hợp cho mình!