Những người bị bệnh gút luôn sống trong tình trạng lo lắng, bất an mỗi khi thời tiết thay đổi. Thống kê cho thấy, số người nhập viện vì bệnh gút vào thời điểm giao mùa luôn cao hơn so với các thời điểm khác trong năm. Vậy tại sao bệnh gút lại dễ tái phát khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh phải làm gì để hạn chế những cơn đau tái phát?

Tại sao bệnh gút dễ tấn công khi thời tiết chuyển mùa?

Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng natri urat trong dịch khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da,… Các tinh thể urat kết tinh khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra cơn đau gút cấp tính. Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội, sưng, nóng đỏ và khởi phát đột ngột ở nhiều khớp, có thể kèm sốt nhẹ. Bệnh gút để lâu ngày, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới hình thành các hạt tophi dưới da, gây đau đớn, làm biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bên cạnh đó, gút còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác như: Tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…

Tại sao gút dở chứng khi chuyển mùa

Bệnh gút dễ tái phát khi chuyển mùa

Theo các nhà khoa học, cũng giống như các bệnh xương khớp khác, gút chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thường nặng hơn khi chuyển mùa. Nguyên nhân bởi, khi nhiệt độ thay đổi sẽ khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Sự thay đổi nội môi này kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp, dẫn tới tần suất và tính chất đau của cơn gút cấp cũng tăng lên. Vì vậy, người bị gút cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa.

Vào mùa Xuân - Hè, thời tiết có đặc điểm là nóng ẩm, dễ dẫn đến mất nước, tạo điều kiện thuận lợi để kích hoạt một cuộc tấn công của bệnh gút. Khi cơ thể thiếu nước bởi quá trình tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ phải chịu những cơn đau bệnh gút tái phát.

Làm sao để phòng ngừa bệnh gút tái phát khi chuyển mùa?

Duy trì một nhiệt độ cơ thể ổn định khi thời tiết thay đổi là “chìa khóa” giúp bạn tránh một cuộc “tấn công” của bệnh gút. Khi thời tiết nóng lên, bạn cần bổ sung đủ nước nhằm giúp cơ thể luôn duy trì mức nhiệt ổn định.

Để ngăn chặn các dấu hiệu xuất hiện của cơn đau gút cấp, ngoài việc phải sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp đơn giản giúp giảm triệu chứng đau như: Ngâm chân với nước muối ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng, tắm dưới vòi nước ấm,...

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh gút. Theo đó, bạn cần hạn chế các món ăn giàu đạm, chứa nhiều purin như: Thịt bò, thịt gà, thịt vịt, nội tạng động vật,… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả hơn. Đặc biệt, không uống rượu, bia nhằm kiểm soát mức axit uric trong máu ổn định ở ngưỡng an toàn.

Hãy uống nước ngay cả khi bạn không khát, đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước. Uống đủ nước hàng ngày giúp hòa tan các chất lắng cặn, tăng cường đào thải axit uric và làm trơn, mềm ổ khớp, giảm triệu chứng đau hiệu quả. Hàng ngày, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay, nhất là lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để xương khớp hoạt động “nhịp nhàng” hơn.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút khi thời tiết chuyển mùa bằng sản phẩm thảo dược chứa cây trạch tả

Ngoài những cách phòng ngừa và “ứng phó” với cơn đau gút khi thời tiết thay đổi như trên, để quá trình đẩy lùi bệnh được toàn diện, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện cơn đau gút.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những cây cỏ xung quanh mình để chữa trị bệnh tật hiệu quả. Đối với bệnh gút cũng vậy, nhiều loại thảo dược đã có mặt trong các bài thuốc giúp giảm đau, giảm axit uric trong máu, trong đó trạch tả là thảo dược quý nổi bật nhất.

Để tiện cho người bệnh sử dụng, hiện nay, các nhà khoa học đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ y học hiện đại, bằng cách dùng trạch tả làm vị thuốc chính, phối hợp với một số dược liệu quý khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, hoàng bá,… để bào chế thành công viên nang Hoàng Thống Phong. Bên cạnh tác dụng tăng đào thải axit uric dư thừa ra ngoài, Hoàng Thống Phong còn giúp giảm đau, sưng, viêm khớp, tăng cường chức năng gan, thận, từ đó giảm dần tần suất và cường độ các cơn gút cấp tái phát khi chuyển mùa hiệu quả.

 

Hoàng Thống Phong giúp phòng ngừa cơn đau gút khi thời tiết chuyển mùa

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong và cho thấy hiệu quả bất ngờ. Điển hình như trường hợp của Ông Lê Văn Bính (76 tuổi, ở số 99C phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Mời bạn cùng theo dõi chia sẻ của ông Bính qua video dưới đây:

Không chỉ ông Bính, rất nhiều người bị gút khác đã cảm thấy nhẹ người, đỡ đau hơn nhiều sau khi sử dụng Hoàng Thống Phong. Dưới đây là một phản hồi như vậy:

 

Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng và cho thấy hiệu quả tích cực. Dưới đây là nhận xét của PGS.TS về tác dụng của Hoàng Thống Phong với bệnh nhân bị gút:

Thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tái phát của cơn đau bệnh gút. Để bệnh không có cơ hội “tấn công” khi thời thiết thay đổi, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày.

Ngọc Linh