Theo nghiên cứu được trình bày tại hội nghị khoa học thường niên American College of Rheumatology tại San Francisco cho biết, sự hiện diện các hạt tophi (mỏ tinh thể muối urat lắng đọng ở dịch khớp, bề mặt sụn và xuất hiện u cục dưới da) ở những người bệnh gút có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các giai đoạn bệnh gút và nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một biến chứng thường gặp của nhiều bệnh khớp. Mặc dù vậy, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về nguy cơ bệnh tim mạch ở các giai đoạn khác nhau của bệnh gút. Nên đây chính là lý do mà các nhà khoa học tại Bulgaria thực hiện nghiên cứu này.

Hơn một nửa số ca tử vong trên thế giới là do các bệnh lý về tim mạch gây ra, bác sĩ Rada Gancheva, Đại học Rheumatology Clinic nói. Do đó, trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã nổ lực tập trung vào việc phát hiện ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, axit uric máu là một trong số các yếu tố nguy cơ đó, mở đầu cho việc thực hiện nghiên cứu này.

Tiến sĩ Gancheva và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 170 người và chia thành 4 nhóm. Nhóm đầu tiên gồm 35 người, trong đó có 20 người phụ nữ, 15 người nam giới với độ tuổi trung bình là 61 và được chẩn đoán là viêm xương khớp. Đặc điểm của nhóm này như sau: có các yếu tố nguy cơ về tim mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, giảm đào thải creatinin, hút thuốc, nồng độ axit uric máu bình thường và không có tiền sử của các cơn gút cấp. Đây là nhóm đối chứng, các nhóm khác sẽ được so sánh với nhóm này.

Ba nhóm khác bao gồm những giai đoạn khác nhau của bệnh gút. Nhóm thứ 2 gồm 41 người (18 nữ và 23 nam) với độ tuổi trung bình là 55 và mắc hội chứng tăng axit uric máu (nồng độ axit uric trong máu tăng nhưng không kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của cơn gút cấp). Nhóm thứ 3 bao gồm 52 người (7 nữ và 45 nam) với độ tuổi trung bình là 56, mắc bệnh gút nhưng chưa xuất hiện các hạt tophi. Nhóm thứ 4 bao gồm 42 người (1 nữ và 41 nam) với độ tuổi trung bình là 59 đã mắc bệnh gút và có xuất hiện các hạt tophi.

Tất cả những người tham gia đều phải trải qua những kì kiểm tra phức tạp bao gồm kiểm tra thận và mức độ lọc cầu thận; siêu âm tim để đánh giá sự phì đại tâm thất trái và chức năng tâm trương của tim; kiểm tra động mạch cảnh để xác định khả năng làm dày, cứng và lưu lượng máu ở động mạch cảnh.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả kiểm tra của những người tham gia để xem xét nguy cơ mắc bệnh tim mạch của các bệnh nhân trong từng giai đoạn bệnh gút khi so sánh với các bệnh nhân bị viêm khớp đơn thuần. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm bệnh nhân về các yếu tố: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn và bệnh béo phì. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc thấp hơn đáng kể ở nhóm tăng axit uric máu không triệu chứng và 100% các bệnh nhân gút (không có hạt tophi và có hạt tophi) có rối loại lipid máu. Bằng cách tiến hành hồi quy logistic, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Gancheva đã cho kết luận rằng sự hiện diện của các hạt tophi có thể làm tăng nguy cơ dày và cứng động mạch cảnh gấp 3 lần so với tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

 Mối liên hệ giữa bệnh gút và tim mạch

Mối liên hệ giữa bệnh gút và bệnh tim mạch.

Với kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học tin rằng, các tiêu chí đánh giá nguy cơ tim mạch ở người bệnh gút sẽ được thành lập để đảm bảo hơn chất lượng chăm sóc cho người bệnh. Nhằm mục đích nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gút gây ra, rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên để giúp đào thải được nồng độ axit uric dư thừa, tăng cường chức năng thận, từ đó tránh hình thành các hạt tophi, ổn định huyết áp, giúp người bệnh tránh nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm. Điển hình trong số đó là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong, sản phẩm không những đáp ứng được những yêu cầu trên mà không kèm theo bất kì tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Nghiên cứu trên đã đánh giá được hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gút và được PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh trình bày qua video sau:

Đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về tác dụng của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gút.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Năm 2015, Hoàng Thống Phong vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học và Công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng.

Hoàng Phúc