Bệnh gút là bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp trên hệ xương khớp đang được quan tâm do con số tỷ lệ gia tăng ngày càng cao. Mọi người đều biết đến thủ phạm chính gây bệnh gút là do sự lắng đọng tinh thể muối natri của acid uric – một sản phẩm chuyển hóa của protid có nhân purin tại các khớp xương. Vậy tại sao lại có sự lắng đọng tinh thể muối này và ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Câu trả lời liên quan đến bệnh lý có tên là rối loạn chuyển hóa. Chuyển hóa ở đây bao gồm tất cả các loại chuyển hóa trong cơ thể như chuyển hóa glucid, lipid và prrotid. Trong đó rối loạn chuyển hóa prrotid chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút. Chuyển hoá protein có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể sinh vật : protein là thành phần chủ yếu của mọi tế bào tổ chức người và động vật. Các men, các hormon cần thiết cho sự sống cũng như các chất cần cho vận chuyển các chất khác (vitamin, hormon, sắt, đồng,vv... ) hay các chất bảo vệ cơ thể (kháng thể ) cũng đều là protein. Ở những người bị rối loạn chuyển hóa, mặc dù có chế độ ăn lành mạnh nhiều rau xanh, ít protid, không thừa cân, vẫn mắc phải căn bệnh gút. Lý giải chính là do ngoài nguồn protid ngoại sinh đưa vào trong thức ăn hàng ngày còn có nguồn protid nội sinh dồi dào trong cơ thể. Khi chuyển hóa bị rối loạn làm tăng quá trình phan giải và chuyển hóa protid kể cả nội sinh và ngoại sinh gây tăng nồng độ acid uric trong máu, và thúc đẩy tiến triển của bệnh gút.

hình ảnh minh họa

Do đó, cho đến nay con số thống kê cho thấy khoảng 0,3% người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh gout. Mức tuổi phổ biến đã nới rộng từ trên 40 xuống 20-60. Cá biệt đã xuất hiện những trường hợp dưới 20 tuổi đã bị gout . Đa phần những người trẻ tuổi bị gút là do bẩm sinh hay biến chứng rối loạn chuyển hóa từ bệnh lý khác. Đối với các bệnh nhân này, quá trình tiến triển và khởi phát bệnh thường sớm hơn. Đặc biệt, bệnh gút do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh gây nhiều khó khăn trong phòng ngừa tái phát. Khó trong cân bằng dinh dưỡng và khắc phục bệnh. Rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân gây ra các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, và bệnh gút.

Như vậy, các đối tượng mắc các bệnh chuyển hóa hay bị bệnh rối loạn chuyển hóa cần được phát hiện sớm và đề phòng nguy cơ các bệnh lý mắc kèm trong đó có bệnh gút. Cũng như vậy, Bệnh nhân gút do rối loạn chuyển hóa ngoài cân bằng chế độ ăn còn cần chú ý các bệnh lý chuyển hóa khác mắc kèm. Thăm khám thường xuyên để có những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia y tế.

Bông tuyết