Theo thống kê của viện gút TW thì bệnh gút hay còn gọi là Thống phong chiếm 0,1-0,2 % dân số và là một bệnh hay gặp trong các loại bệnh khớp. Thường gặp ở nam giới độ tuổi trên 40, những người lao động chính trong gia đình. bệnh gút gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Dấu hiệu của bệnh gút

Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ.

         Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái

         Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)

         Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%)

Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...)

 

hình ảnh minh họa bệnh nhân gút

Nguyên nhân gây bệnh gút :

Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.

 

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:

         Sử dụng nhiều thức uống có cồn.

         Đồ uống có hàm lượng đường cao.

         Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).

Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số thực phẩm giàu Purine mà mọi người vẫn tin là nguyên nhân của gút như: đậu hà lan, rau chân vịt, rau lăng, protein tổng hợp trong thực tế thì không có ảnh hưởng gì.

 axit uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin - có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.

Thông thường axit uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều axit uric hoặc thải axit ra quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Một số tình trạng khác, gọi là giả Gút, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể axit uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

Biến chứng bệnh gút

Một số bệnh nhân bị Gút tiến triển đến viêm khớp mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận.

Mong muốn của các chuyên gia Y tế trong điều trị bệnh Gout phải đạt các tiêu chí :

-       Ngăn chặn quá trình hình thành các tinh thể urate tại các tổ chức quanh khớp.

-       Giảm Acid Uric trong máu, ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh Gout.

-       Hỗ trợ chức năng gan thận.

-       Giảm đau, giảm viêm khớp.

Nhằm mục đích chặn đứng bệnh Gout từ trong căn nguyên mà tác dụng phụ gần như không có.

 Sưu tầm