Bệnh gút được phát hiện từ thời cổ đại và còn được nhắc tới với một cái tên khác là “bệnh nhà giàu”. Ngày nay, bệnh gút được quan tâm nhiều hơn do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe. Tuy nhiên, những hiểu biết về bệnh gút vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế, bài viết sau sẽ cung cấp thêm những thông tin có thể bạn chưa biết về căn bệnh này!

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh gút

Bệnh gút ngày càng gia tăng: Bệnh gút đã được biết đến từ rất lâu đời. Số lượng người mắc bệnh gút ngày càng gia tăng ở các nước Âu Mỹ và nhiều nước khác như Nhật, Trung Quốc và New Zeland. Tỷ lệ người mắc bệnh gút ở Anh và Đức năm 2000-2005 là 1,4%, ở Mỹ vào năm 1996 là 0,94%,Trung Quốc tỷ lệ này chiếm 1,14 %, và số người mắc bệnh gút ở nước ta cũng gia tăng đáng kể.

Hậu quả của bệnh gút: Bệnh gút được đặc trưng bởi những cơn đau với tính chất cấp tính, dữ dội thường xuất hiện về đêm, những cơn đau này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và công việc của người bệnh. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, các biến chứng của bệnh gút khi bước sang giai đoạn mạn còn nặng nề hơn: các khớp bị biến dạng, khó khăn trong vận động, các khớp đau nhiều vì viêm, chất lượng sống bị giảm sút, chi phí hỗ trợ điều trị tốn kém do phải điều trị các bệnh lý kèm theo như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn khớp, suy thận,…

Mối liên hệ bệnh gút và tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy có một mối liên quan giữa, đặc biệt là ở những người sử dụng nhiều rượu bia. Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng tăng cao ở những người bệnh gút. Một nghiên cứu tại Mỹ do tiến sĩ Eswar Krishnan tiến hành khảo sát trên 12.866 nam giới, theo dõi trong vòng 6,5 năm, kết quả có 990 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở nhóm bệnh nhân gút và 118 bệnh nhân  nhồi máu cơ tim cấp ở nhóm không bị bệnh gút. Từ kết quả này cho thấy ở những người bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp cao hơn rất nhiều so với những người không mắc bệnh gút. Bệnh gút sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh có kèm theo các bệnh lý về tim mạch và nguy cơ tử vong là rất cao.

Người bệnh gút có kèm theo bệnh tim mạch thì nguy cơ tử vong là rất cao

Người bệnh gút có kèm theo bệnh tim mạch thì nguy cơ tử vong là rất cao

Bệnh gút chịu ảnh hưởng do thay đổi thời tiết: Việc đào thải axit uric máu chủ yếu qua thận và một lượng nhỏ qua đường tiêu hoá. Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ thoát nhiều mồ hôi qua da làm giảm bài tiết, vấn đề này đối với bệnh nhân gút là yếu tố bất lợi. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, điều này sẽ khiến cho độ nhớt của dịch khớp tăng lên, sự thay đổi này sẽ kéo theo lắng đọng các tinh thể muối urat ở các khớp, làm bùng phát các cơn gút cấp. Thời tiết cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, vì vậy, những người bệnh gút nên có những cách đối phó thích hợp để tránh tác động xấu của bệnh gây ra.

Yếu tố làm tăng axit uric: Phần lớn ở những người bệnh gút có nồng độ axit uric máu > 420 µmol/l. Theo khuyến cáo của Hội thấp khớp học châu Âu (EULAR) thì mục đích của việc hỗ trợ điều trị bệnh gút là phải đưa chỉ số axit uric về ngưỡng cho phép (dưới 420 µmol/l). Tình trạng tăng axit uric máu chịu tác động của các yếu tố về gen, các thực phẩm, thuốc mà bạn sử dụng. Sử dụng thực phẩm giàu purin, bia rượu sẽ làm tăng sản xuất axit uric trong máu. Một nghiên cứu ở Trung Quốc  cho thấy, nam giới có mức tiêu thụ nhiều nước giải khát (soda) dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút rất cao. Tăng insulin máu cũng làm giảm bài tiết urat niệu và dẫn đến tăng axit uric máu.

Xu hướng hỗ trợ điều trị bệnh gút hiện nay

Các bệnh liên quan như tăng huyết áp nên ngưng sử dụng thuốc lợi tiểu. Người bệnh gút có kèm theo tăng lipid máu nên có chế độ ăn hợp lý. Nếu mắc kèm bệnh đái tháo đường nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên và không nên hút thuốc lá.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gút mà chủ yếu là sử dụng các loại thuốc để giải quyết các triệu chứng do gút. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan thận và các cơ quan tạo máu khác. Vì thế, xu hướng điều trị bệnh gút ngày nay được nhiều người quan tâm đến đó là việc kết hợp đông – tây y. Người bị gút nên sử dụng các loại thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ khi bị các cơn gút cấp tái phát, khi các cơn đau này lui đi thì nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tối đa tác dụng phụ của các loại thuốc tây:


Hỗ trợ điều trị gút mạn bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Một trong những sản phẩm đi đầu trong xu hướng này là Hoàng Thống Phong. Ưu điểm của sản phẩm này là có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, giải quyết các triệu chứng do bệnh gút gây ra, an toàn không gây bất kì tác dụng phụ nào cho cơ thể.

 * Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

 Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và được nhiều đánh giá tốt từ các chuyên gia cũng như nhận được nhiều giải thưởng lớn.

Huỳnh Ân