Tăng axit uric máu là nguyên nhân chính gây ra cơn đau bệnh gút. Việc giảm axit uric máu, đưa nồng độ này về mức an toàn có ý nghĩa quan trọng với người bị bệnh gút. Thay vì sử dụng thuốc tây, nhiều người có xu hướng dùng sản phẩm Hoàng Thống Phong để giảm axit uric máu. Vậy đây là sản phẩm gì và có công dụng như thế nào với người bị tăng axit uric? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Tăng axit uric máu là gì?

Axit uric (công thức hóa học là C5H4N4O3) là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hidro, nitơ. Đây là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin. Purin được tìm thấy trong một số thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Các thực phẩm đó bao gồm: Thịt đỏ, thịt nội tạng, đồ ăn biển, rượu, bia, nước ngọt đóng chai,…

Nói một cách dễ hiểu, axit uric là một hợp chất được tạo ra ở trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, chúng được hòa tan vào máu, rồi đưa đến thận và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh quá nhiều hoặc thận không thể đào thải hết, axit uric sẽ dư thừa và lắng đọng ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. 

Axit uric đào thải ra ngoài qua nước tiểu

Axit uric đào thải ra ngoài qua nước tiểu

Việc xét nghiệm máu để đo mức độ axit uric sẽ giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh gút hiệu quả. Lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ được coi là chỉ số bình thường. Nếu cao hơn con số này thì chứng tỏ bạn đang bị tăng axit uric máu.

Xem thêm: Axit uric có trong thực phẩm nào?

Nguyên nhân tăng axit uric máu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dư thừa axit uric trong máu có thể kể tới như:

- Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài;

- Uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt đóng chai;

Uống nhiều bia, rượu khiến nồng độ axit uric máu tăng

Uống nhiều bia, rượu khiến nồng độ axit uric máu tăng

- Trong gia đình có người thân mắc bệnh gút hoặc bị tăng axit uric máu;

- Mắc các bệnh như: Suy giáp, béo phì, bệnh vẩy nến, tiểu đường,…

- Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu purin  như: Gan, thịt đỏ, cá cơm, cá mòi, nấm,…

Xem thêm: Axit uric máu cao có nguy hiểm không?

Axit uric cao gây bệnh gì?

Mọi người vẫn biết, nồng độ axit uric máu tăng là nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau gút. Nhưng bạn có biết, đây còn là yếu tố gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác? Ngoài gút, dưới đây là những bệnh lý bạn có thể gặp phải khi bị tăng axit uric máu:

- Bệnh tim mạch: Mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu với bệnh lý tim mạch không chỉ xảy ra ở ngưỡng tăng thực sự (khi nồng độ axit uric máu vượt quá ngưỡng nêu trên) mà còn xảy ra ở nồng độ bình thường tới ngưỡng cao (từ 310 – 330 mmol/L). Axit uric tăng cao cũng là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành.

Tăng axit uric máu gây bệnh tim mạch

Tăng axit uric máu gây bệnh tim mạch

- Tăng huyết áp: Người ta thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp tiên phát không được điều trị có tăng axit uric máu chiếm từ 25 - 60%. 

- Ảnh hưởng tới tế bào mạch máu: Với các bệnh lý mạch máu, nồng độ axit uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu, kích thích giải phóng gốc tự do, hoạt hóa chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, những phản ứng viêm mạn tính và về lâu dài làm tổn thương thành mạch.

- Bệnh thận: Tăng axit uric có thể dẫn tới bệnh thận mà không do lắng đọng tinh thể urat. Tăng axit uric có ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc gây tổn thương các mạch máu, làm mất cơ chế tự điều hòa của thận, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Giảm nồng độ axit uric máu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý về thận.

- Bệnh về rối loạn chuyển hóa: Nhiều bằng chứng cho thấy, axit uric có thể  đóng góp vào việc xuất hiện các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa như: Béo phì, đái tháo đường. Ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng axit uric thì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn nhóm bệnh nhân đái tháo đường không có tăng axit uric.

- Các bệnh lý khác: Tăng axit uric máu cũng đặc biệt liên quan đến các bệnh lý mạch ngoại vi, mạch cảnh, tiền sản giật và chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh, việc điều trị hạ axit uric góp phần làm ngăn ngừa hoặc giảm sự tiến triển của các bệnh lý này trên thực nghiệm và lâm sàng.

Xem thêm: 3 dấu hiệu chỉ số axit uric máu đang cao chót vót

Các loại thuốc thường được sử dụng để giảm axit uric máu

Với người có axit uric máu cao quá ngưỡng cho phép, các chuyên gia sẽ yêu cầu sử dụng những loại thuốc để kiểm soát nồng độ này một cách hiệu quả hơn. Chúng có thể bao gồm:

- Các chất chống viêm không steroid (NSAID) và Tylenol ® - như naproxen natri và ibuprofen. Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau do bệnh gút - bệnh lý phổ biến liên quan tới mức axit uric cao.

Thuốc giảm axit uric máu

Thuốc giảm axit uric máu

- Thuốc uricosuric: Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu urate, có thể giúp bạn kiểm soát các tinh thể axit uric được gửi vào mô, khớp. 

- Các chất ức chế Xanthine oxidase: Chẳng hạn như allopurinol, sẽ ngăn ngừa bệnh gút. Tuy nhiên, nó có thể làm cho các triệu chứng bệnh gút trở nên tồi tệ hơn nếu sử dụng trong giai đoạn cơn đau đang xuất hiện.

Làm sao để giảm axit uric máu? Mời bạn lắng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh trong video sau:

Xem thêm: 5 thực phẩm giúp giảm axit uric máu

Giảm axit uric máu nhờ Hoàng Thống Phong

Để giảm axit uric máu, phòng ngừa gút tái phát, nhiều người đã sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ. Đây chính là lý do mà ngày càng nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên vì nó an toàn hơn cho sức khỏe.

Hiện nay, một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong. Sản phẩm chứa thành phần chính từ trạch tả - vị thuốc quý được sử dụng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể theo đường bài tiết thận, trong đó có axit uric.

Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric trong máu

Hoàng Thống Phong giúp giảm axit uric trong máu

Mua ngay

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều vị thuốc khác như: Nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích,… mang đến công dụng chống viêm, giảm sưng đau khớp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút an toàn, hiệu quả. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gút cao như người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, hay ăn hải sản, người ít vận động, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,...

Kinh nghiệm giảm axit uric của nhiều người

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị gút, axit uric máu cao tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như thầy giáo Trần Đình Châu (Long Biên, Hà Nội). Cùng nghe thêm chia sẻ của thầy Châu trong video dưới đây:

Tương tự như trường hợp của thầy Châu, ông Đặng Xuân Hoan ở Từ Liêm, Hà Nội (SĐT: 0975779337/ 02437634698) cũng từng phải sống chung với bệnh gút suốt 10 năm. May mắn đã đến, khi ông Hoan biết tới sản phẩm Hoàng Thống Phong. Sau một thời gian sử dụng, ông thấy bệnh gút của mình đỡ hẳn, các cơn đau không còn, ông vận động, đi lại cũng dễ dàng hơn. Mời bạn xem chia sẻ của ông Hoan sau trong video dưới đây:

Xem thêm: Bí quyết cải thiện đau gút sau 2 tháng của ông Đoàn Đình Quỳnh (Nghệ An)

Đánh giá của chuyên gia

Axit uric máu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến cơn đau gút cấp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy làm sao để giảm axit uric an toàn, hiệu quả. Hãy lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về vấn đề này trong video sau:

Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách giảm axit uric máu hiệu quả

Qua thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về tình trạng tăng axit uric máu. Hãy thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để hạ axit uric máu, ngăn ngừa bệnh gút, bạn nhé! 

Mọi thắc mắc về sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thái Bình

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.