Bệnh gút là tình trạng viêm khớp phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ. Mọi người vẫn biết tới bệnh gút với những cơn đau tột cùng ở các khớp chân. Thế nhưng, bạn đã biết chính xác những dấu hiệu bệnh gút ở chân là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh gút ở chân và có hướng điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhé!

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút hình thành do các tinh thể nhỏ hình thành trong khớp, dẫn đến đau dữ dội, đau và sưng. Những tinh thể này phát triển khi một chất thải có tên là axit uric bắt đầu tích tụ đến mức cao trong cơ thể.

Axit uric được tạo ra bởi cơ thể phá vỡ các purin. Khi thận không lọc đủ axit uric hoặc cơ thể bạn đang sản sinh ra mức độ cao bất thường, nó có thể tích tụ trong cơ thể và biến thành các tinh thể siêu nhỏ. Những tinh thể này thường hình thành trong và xung quanh khớp. Nếu chúng xâm nhập vào khoảng trống giữa các khớp, các tinh thể có thể gây viêm đau, đỏ và sưng.

 Sự tích tụ của axit uric có thể gây cơn đau gút

Sự tích tụ của axit uric có thể gây cơn đau gút

Nồng độ axit uric trong máu cao là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Một số yếu tố gây tăng axit uric máu có thể kể tới như:

- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Axit uric được tạo ra khi cơ thể phá vỡ purin. Ăn thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Thực phẩm chứa nhiều purin tự nhiên bao gồm: Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn; hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ và cá có dầu; bộ phận nội tạng như gan, thận và tim.

- Sử dụng rượu, bia: Rượu, bia có thể làm tăng axit uric máu. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế thức uống này, nếu có thể thì nên loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày để phòng ngừa bệnh gút tốt hơn.

- Đồ uống có đường: Đồ uống có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, uống nước ngọt có đường và đồ uống chứa hàm lượng fructose cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

- Lịch sử gia đình: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh gút thường gặp ở các thành viên trong gia đình. Khoảng 1 trong 5 người bị bệnh gút có một thành viên thân thiết mắc phải căn bệnh này.

 Bệnh gút cũng có thể là do di truyền

Bệnh gút cũng có thể là do di truyền

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric máu và nguy cơ phát triển bệnh gút. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau liều thấp, thuốc điều trị bệnh huyết áp cao, thuốc điều trị bệnh vẩy nến,…

>>> Xem thêm: Bệnh gút là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Những dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân

Các dấu hiệu bệnh gút ở chân không khó nhận biết nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Khi thấy các triệu chứng sau xuất hiện ở chân, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

- Các khớp chân đau dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới khớp mắt cá chân, khớp đầu gối,… Khi bị bệnh gút tấn công, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

- Khớp chân đau dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gút điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm. Bạn sẽ có cảm nhận về cơn đau “thấu xương”, tới mức không thể chịu được sức nặng của một chiếc chăn mỏng. 

 Bệnh gút gây đau đớn về đêm

Bệnh gút gây đau đớn về đêm

- Da vùng khớp chân bị bong tróc: Bệnh gút sẽ khiến khớp chân của bạn bị viêm và sưng tấy. Lúc này, da quanh khớp sẽ bị đỏ, trông như bị nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ cảm thấy ngứa và da vùng khớp bị đau sẽ bong tróc.

- Cơn đau tái phát theo đợt: Bệnh gút thường tấn công theo từng đợt. Sau khoảng 7 – 10 ngày, đau gút sẽ tự hết kể cả khi bạn không sử dụng thuốc hay điều trị. Tuy nhiên, không phải bệnh đã thuyên giảm. Gút có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu bạn không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Mời độc giả xem thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Lực về những triệu chứng của bệnh gút trong video sau:

Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh gút?

Bệnh gút không được kiểm soát tốt có thể tiến triển nặng và chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh gút, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện một số thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng như sau:

- Hạn chế ăn thịt, cá và gia cầm: Một lượng nhỏ những thực phẩm này là có thể được chấp nhận với người bị bệnh gút. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều thì bạn nên suy nghĩ lại. So với thịt đỏ thì cá sông, thịt gia cầm có vẻ thân thiện hơn với người mắc bệnh gút.

 Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn thịt đỏ

Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn thịt đỏ

- Không uống rượu, bia: Bằng chứng gần đây cho thấy, bia có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới. Rượu cũng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hạn chế rượu bia sẽ giúp tình trạng bệnh gút được kiểm soát tốt hơn.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài được tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, không uống đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai,… vì chúng có hại cho sức khỏe.

- Tập luyện đều đặn: Khi cơn đau không tái phát, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để các khớp xương dẻo dai và phòng ngừa bệnh gút tốt hơn.

>>> Xem thêm: 4 loại rau chữa bệnh gút nhìn đâu cũng thấy

Hỗ trợ điều trị bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện nay, để cải thiện nồng độ axit uric máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút, các chuyên gia khuyên người bị gút nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong.

 Hoàng Thống Phong giúp cải thiện bệnh gút an toàn

Hoàng Thống Phong giúp cải thiện bệnh gút an toàn

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ cây trạch tả - một thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau bệnh gút. Bên cạnh đó, Hoàng Thống Phong còn có sự kết hợp của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm axit uric máu, giảm cơn đau gút, giảm sưng viêm cho người mắc bệnh gút rất hữu hiệu.

>>> Xem thêm: Sản phẩm Hoàng Thống Phong có gì nổi bật?

Kinh nghiệm cải thiện đau gút thành công

Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thống Phong ngày càng được nhiều người bị bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả đáng mừng. Tiêu biểu như bác Đặng Xuân Hoan (0975779337/02437634698, ở Từ Liêm, Hà Nội). Mời bạn xem chia sẻ của bác Hoan sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Câu chuyện về cách cải thiện bệnh gút thành công của bác Phạm Văn Dục (Mê Linh, Hà Nội)

Chuyên gia đánh giá về Hoàng Thống Phong

Hoàng Thống Phong chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên không gây độc tích lũy, an toàn cho người sử dụng. Cùng nghe thêm tư vấn của PGS.TS Dương Trọng Hiếu về thành phần, công dụng chữa bệnh gút của Hoàng Thống Phong trong video sau:

Mua ngay

>>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh gút

Bài viết đã giúp bạn nhật biết những dấu hiệu bệnh gút ở chân. Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt điều độ và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện.

Mọi thắc mắc về dấu hiệu bệnh gút ở chân cũng như sản phẩm Hoàng Thống Phong, xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582 để được hỗ trợ tốt nhất.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!