Bệnh gút là một bệnh chuyển hóa, được biết đến từ thời Hypocrat, biểu hiện đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và lắng đọng natri urat trong các tổ chức do tăng axit uric trong máu. Bệnh gút hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tần suất ở một số nước châu Âu vào khoảng 0,5% dân số, nam bị bệnh cao gấp 10 lần so với nữ. Ở nước ta, bệnh gặp ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và đang trở thành vấn đề có tính thời sự. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sự gia tăng bệnh gút có liên quan chặt chẽ với sự béo phì, bệnh tăng huyết áp, và mức độ tiêu thụ thịt, cá và rượu. Vậy đâu là nguyên nhân gia tăng bệnh gút?
1. Bệnh béo phì
Bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Béo phì làm tăng axit uric máu và làm giảm thải axit uric niệu, kết hợp cả hai nguyên nhân ngây tăng axit uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50% bệnh nhân gout có dư trên 20% trọng lượng cơ thể.
2. Tăng mỡ máu
Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng axit uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80% người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tăng acíd uric máu và khoảng 50% – 70% bệnh nhân gout có kèm mỡ máu cao.
Ở bệnh nhân gout ngoài sự rối loạn của thành phần mỡ máu, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của HDL-cholesterol, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể.
Sự liên quan giữa gút và sự rối loạn mỡ máu chính là một phần của hội chửng chuyển hóa bao gồm , béo phì vùng bụng, tăng mỡ máu, giảm HDL-cholesterol, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng axit uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nguy cơ cao của bệnh tim mạch và liên quan đến để kháng insulin.
3. Tăng huyết áp
Tăng axit uric máu được phát hiện ở 22% – 38% bệnh nhân huyết áp cao không được điều trị. Tỷ lệ người bị gout ừong số người huyết áp cao là 2 – 12%. Mặc dù tỉ lệ tăng axit uric máu tăng ở đối tượng huyết áp cao nhưng người ta chưa phát hiện có sự liên quan nào giCte axit uric máu và trị số huyết áp. Có 25% – 50% bệnh nhân gout có kèm huyết áp cao, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và huyết áp cao hiện nay khoa học chite biết rõ.
4. Xơ vữa động mạch
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ vữa động mạch. Tuy vậy, tăng axit uric máu không phẳi là nhân tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Ở bệnh nhân gout các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như: huyết áp cao, béo phì, đề kháng insulin, tăng mỡ máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa axit uric máu và xơ vữa động mạch.
Hoàng Anh