Năm 2008, các nhà khoa học của trường đại học y khoa Johns Hopkins đã hợp tác với đội ngũ y tế quốc tế khảo sát bộ gen của 12.000 cá thể để tìm ra các gen liên quan đến bệnh gút. Qua nghiên cứu, họ đã tìm thấy gen ABCG2 hoạt động sai có thể dẫn đến nồng độ axit uric cao, hình thành nên các tinh thể muối urat tại các khớp, gây viêm và đau – dấu hiệu của bệnh gút.
Nghiên cứu phát hiện ra gen mới liên quan đến bệnh gút
Đầu tiên, các nhà khoa học nghiên cứu trên 12.000 bộ gen người và những người này có kèm theo các rủi ro bị xơ vữa động mạch. Họ cũng cung cấp rõ thông tin mình có mắc bệnh gút hay không, để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu liên kết thông tin từ DNA, nồng độ axit uric máu và bệnh gút. Trong quá trình nghiên cứu, máu của những người tham gia được mang đi phân tích một loạt các hợp chất hóa học, bao gồm cả axit uric.
Bằng cách phân tích mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và kiểu gen, các nhà nghiên cứu đã xác định được gen ABCG2, mã hóa ra protein vận chuyển muối urat qua thận ra ngoài trước khi những sản phẩm thải này không gây ra bất kì tác hại nào cho cơ thể. Và hình thức đột biến của gen ABCG2, lại là một ứng cử viên gây ra tình trạng viêm và đau khớp. Tiếp theo, các nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật di truyền để tìm ra cách hoạt động của các gen ABCG2, làm sao có thể điều chỉnh được nồng độ axit uric máu, và làm thế nào đột biến của nó có thể dẫn đến bệnh gút.
Để thực hiện thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã tiêm gen bình thường và gen đột biến ABCG2 vào tế bào trứng ếch – nơi đóng vai trò như nhà máy để sản xuất các protein. Sau vài ngày, khi các tế bào trứng ếch đã sản xuất được nhiều protein ABCG2, các nhà khoa học đã đánh dấu chúng bằng cách cho vào dung dịch axit uric có gắn các chất phóng xạ. Bằng cách đánh dấu đó, họ đã xác định và đo lường được có bao nhiêu tinh thể muối urat tích lũy trong tế bào và bao nhiêu rời khỏi tế bào. Sau khi so sánh, kết quả cho thấy rằng các tế bào với protein ABCG2 đột biến bài tiết axit uric ở mức chỉ bằng một nửa so với các tế bào chứa protein ABCG2 bình thường.
Các nhà khoa học đã tìm thấy gen ABCG2 có liên quan đến bệnh gút.
Owen Woodward, tiến sĩ bộ môn sinh lý tại đại học y khoa Johns Hopkins cho biết, với kết quả nghiên cứu này cho thấy protein ABCG2 là rất quan trọng cho việc vận chuyển muối urat ra khỏi tế bào. Bác sĩ Michael Kottgen, nhà nghiên cứu sinh hóa, đại học y khoa Johns Hopkins, cũng cho biết thêm, ABCG2 được xem là một trong những gen quan trọng đầu tiên có liên quan đến bệnh gút. Và phát hiện này, sẽ mở ra một hướng mới cho việc tìm các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút. Một chiến lược mới là làm cho việc bài tiết axit uric nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách kích hoạt các protein vận chuyển urat.
Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa purin, uống rượu bia,… thì các gen cũng chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây ra bệnh gút. Kết quả nghiên cứu trên đã mở ra hướng đi mới đối với bệnh gút, tuy nhiên, cần có nhiều thời gian để thực hiện các nghiên cứu mới này. Vì vậy, vấn đề hiện tại người bị gút cần phải làm là thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao và nên uống nhiều nước. Bên cạnh đó, người bệnh gút nên lựa chọn cho mình những sản phẩm thảo dược có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như Hoàng Thống Phong. Sản phẩm là sự kết hợp của trạch tả và các vị thuốc quý khác như: hoàng bá, nhọ nồi, hạ khô thảo, ba kích, nhàu, thổ phục linh giúp đào thải được nồng độ axit uric dư thừa, tăng cường chức năng gan thận, giảm tần suất và cường độ tái phát cơn gút cấp, hỗ trợ ổn định huyết áp và không có bất kì tổn thương gan thận hay cơ quan tạo máu.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài và cho nhiều kết quả tốt:
Đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong hỗ trợ điều trị bệnh gút.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Năm vừa qua, Hoàng Thống Phong đã vinh dự nhận được giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" do Hội khoa học công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Vũ Duy