Các nhà khoa học đã chứng minh bệnh gút và acid uric máu có mối liên hệ mật thiết  với nhau. Khi  acid uric máu tăng quá mức bình thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết tủa các tinh thể muối urat hình kim tại các khớp gây nên các cơn gút cấp. Hơn nữa, việc tăng acid uric máu kéo dài khiến cho người bệnh gút mắc nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường,..

 Sự chuyển hóa và hình thành acid uric trong cơ thể người bệnh gút

Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purine, được hình thành trong cơ thể người chính từ các nguồn purin ngoại sinh, chủ yếu từ thức ăn đạm có chứa gốc purin (100 – 200 mg/ngày) hoặc từ nguồn acid uric nội sinh- hình thành do sự thoái hóa biến các acid nucleic dưới tác động của enzyme xanthine dehydrogenase có trong ruột, gan.

 Hoàng Thống Phong - Tôi không sợ gút

Biểu đồ sự chuyển hóa và hình thành acid uric trong cơ thể

Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng lượng acid uric máu được thực hiện chủ yếu ở thận, khoảng 2/3 tổng lượng acid uric được tổng hợp mới và cũng với số lượng tương tự đào thải chủ yếu qua thận. Thận chuyển hóa các muối urat thông qua nhiều cách như: lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận. Sự chuyển hóa urat cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: lượng nước tiểu, pH của nước tiểu, hàm lượng các chất hòa tan, hormone, một số thuốc lợi tiểu, chế độ luyện tập và ăn uống…Một lượng acid uric thích hợp được giữ lại trong cơ thể vì acid uric có bản chất là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong huyết tương, ổn định trong máu, một phần acid uric cũng tồn tại trong nước tiểu và trong dịch khớp.

Tác hại của rối loạn chuyển hóa acid uric và nguy cơ bệnh gút

Trong cơ thể chúng ta tuy đã có sự kiểm soát của các cơ quan gan, thận... giúp ổn định lượng acid uric máu nhưng khi chúng ta có lối sống không khoa học như chế độ dinh dưỡng ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm purin như thịt đỏ, cá thu, cá trích,... , thói quen sinh hoạt hằng ngày lười vận động, hay uống rượu bia dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình hấp thu và đào thải lượng acid uric qua hệ bài tiết làm gây tình trạng tăng acid uric máu.

Hậu quả của sự mất cân bằng acid uric máu đã gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, điển hình nhất chính là bệnh gút. Gút hình thành là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp, hình thành các cục tophi dẫn đến tình trạng viêm và gây ra các cơn đau dữ dội làm hạn chế sự vận động. Ngoài ra, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có sự tương quan giữa acid uric với các bệnh lý về tim mạch bao gồm: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não... Do đó, những bệnh nhân bị gút ở tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (43%), tăng cholesterol máu (5%) và đái tháo đường (>50%). Vì thế, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, các cơn đau khớp sẽ diễn ra với mức độ, tần suất liên tục hơn và có thể kèm theo những biến chứng nặng nề cho cơ thể.

 Kiểm soát nồng độ acid uric bằng thảo dược

Việc điều trị bệnh gút để đạt được hiệu quả cao cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: việc chẩn đoán sớm và đúng bệnh, phác đồ điều trị, tính kiên trì của người bệnh. Như trường hợp của Bác Lưu Đình Trung là thương binh hạng 2, 64 tuổi, số nhà 54, tổ 6, khu Chiến Thắng, Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Vào tháng 6/2008, bác Trung có tình trạng ngón chân cái bên phải bị sưng, tấy đỏ, căng mọng, đau nhức trong chân, dội cả lên ống chân… Do vợ bác tình cờ đọc một bài báo về điều trị bệnh gút, thấy dấu hiệu bệnh của Bác giống như báo đăng và bà mới đoán bác Trung bị gút và mua ngay Hoàng Thống Phong về cho Bác Trung dùng. Bác Trung chia sẻ: "3 tháng đầu dùng 9 viên/ngày chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn 30 phút, 3 tháng sau giảm xuống 6 viên/ ngày. Vài ngày đầu tiên uống Hoàng Thống Phong, tôi đau nhức hơn", vợ tôi bảo "công thuốc như thế là có tác dụng đấy. Khi uống được một tháng, tôi thấy sưng đỏ trên chân và cơn đau đỡ dần. Sau 6 tháng uống Hoàng Thống Phong, hiện tượng đau đớn đã giảm nhiều". Suốt từ đầu năm 2009 đến nay, chân phải bác Trung không bị đau, bác còn “phát hiện” thêm tác dụng khác của Hoàng Thống Phong: "Bản thân tôi bị máu nóng, gan kém, mùa hè thường nổi rôm sẩy, nhưng từ khi uống Hoàng Thống Phong thì hiện tượng này đã hết. Huyết áp của tôi trước đó thường dao động trong khoảng 170mmHg đến 180mmHg, nhưng sau khi uống Hoàng Thống Phong, huyết áp trở về mức 140mmHg". * Tác dụng có thể là khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Nhờ vào việc cố gắng kiên trì sử dụng sản phẩm bác Trung đã đạt được hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn các cơn đau gút gây ra. Vậy nếu bạn hoặc người nhà bị bệnh gút hãy vạch ra một kế hoạch điều trị bệnh gút từ việc ăn uống hợp lý, tránh rượu bia, luyện tập thể dục thể thao,… Hãy kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong để tăng cường chức năng gan, thận, giảm được nồng độ acid uric máu và ngăn chặn tái phát cơn gút cấp. Năm 2008, sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện trung ương quân đội 108, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ chủ đề tài là PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh về hiệu quả hỗ trợ điều trị của Hoàng Thống Phong.


* Tác dụng có thể là khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức bổ ích. Để được tư vấn cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ đến số 0917 196 497. 

Vinh Phương