Người bệnh gút nên lưu ý rằng, tăng axit uric máu trong thời gian dài có thể dẫn đến tái phát các cơn gút cấp với tính chất nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên hơn. Vì vậy, việc lên kế hoạch kiểm soát bệnh gút là rất cần thiết để giúp chúng ta theo dõi tiến triển của bệnh từ đó có hướng xử lý thích hợp.
Mục tiêu lên kế hoạch kiểm soát bệnh gút
Một kế hoạch kiểm soát bệnh gút hiệu quả cho dù là ngắn hạn hay dài hạn cần phải xác định được mục tiêu rõ ràng:
- Giảm sự đau đớn cho người bệnh
- Ngăn chặn tái phát trở lại của các cơn gút cấp
- Giữ cho nồng độ axit uric máu dưới ngưỡng cho phép
- Tăng cường chức năng gan thận và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Người bệnh cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên môn để có một kế hoạch hỗ trợ điều trị toàn diện. Điều này bao gồm hàng loạt các vấn đề cần phải thực hiện như: thay đổi lối sống tích cực, chế độ ăn uống kiêng khem cho người bệnh gút, thường xuyên luyện tập thể thao và giảm cân nếu cần thiết. Những thay đổi này sẽ mang lại kết quả khả quan cũng như sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc đặc hiệu hoặc các sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh khi bị các cơn gút cấp và mạn tính. Lên kế hoạch để kiểm soát bệnh trong thời gian dài là rất cần thiết bởi vì bệnh gút sẽ không ngừng tiến triển, ngay cả khi các cơn gút cấp tái phát nếu như chúng ta không quan tâm đến nó.
Những vấn đề cơ bản trong kế hoạch kiểm soát bệnh gút
1. Hạ axit uric máu
Hạ axit uric máu dưới ngưỡng 420 µmol/l là mục tiêu cho việc kiểm soát bệnh gút dài hạn. Bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm liên quan để biết được nồng độ axit uric máu của mình từ đó đặt ra mục tiêu ngắn hạn và vấn đề này cần phải lặp lại khoảng 6 tháng/lần. Hiện nay có hai nhóm thuốc giúp giảm axit uric trong máu là: Thuốc làm giảm sản xuất và thuốc giúp thận loại bỏ axit uric dư thừa. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc tây hạ axit uric máu trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan thận, dạ dày và các cơ quan tạo máu khác. Vì thế, nên xu hướng sử dụng các loại thảo dược để giúp đào thải axit uric dư thừa ra ngoài đang được nhiều chuyên gia và nhiều người tin dùng. Sản phẩm đi đầu trong xu hướng này phải nhắc đến là Hoàng Thống Phong. Với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: trạch tả, ba kích, hạ khô thảo, nhọ nồi,… sản phẩm giúp đào thải nồng độ axit uric dư thừa ra ngoài, tăng cường chức năng gan thận, ngăn ngừa tái phát các cơn gút cấp, ổn định sức khỏe và không gây tác dụng phụ.
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Sản phẩm này đã được nghiên cứu trên lâm sàng và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia:
Phân tích của GS Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thống Phong đối với bệnh gút
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Khoảng 2/3 lượng axit uric được sản xuất tự nhiên từ cơ thể của bạn và 1/3 còn lại từ chế độ ăn uống hằng ngày. Mặc dù vậy, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thực phẩm hằng ngày cũng góp phần gây tăng axit uric trong máu. Việc hạn chế các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao, rượu bia, hải sản,… ăn nhiều rau quả xanh, uống nhiều nước,… là lựa chọn thông minh cho những người bệnh gút.
Ăn nhiều rau xanh là sự lựa chọn thông minh cho người bệnh gút.
3. Thay đổi lối sống lành mạnh
Duy trì trọng lượng cân đối và tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút. Người bệnh nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress để giúp hạn chế tái phát cơn gút cấp.
4. Đánh giá kế hoạch
Sau một khoảng thời gian, tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra, người bệnh nên có những đánh giá tổng quan để biết được những ưu và nhược điểm của kế hoạch từ đó có sự điều chỉnh thích hợp. Người bệnh gút có thể đánh giá bằng cách tự trả lời các câu hỏi sau:
- Chỉ số axit uric của bạn như thế nào so với trước đó?
- Trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch, bạn đã bị các cơn gút cấp tấn công bao nhiêu lần? Lần cuối cùng là khi nào? Tính chất các cơn đau như thế nào so với trước đó?
- Đối với những người bệnh gút xuất hiện các hạt tophi, thì cần quan sát tiến triển của các hạt này (kích thước, số lượng, trạng thái..), mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của khớp?...
- Về tình hình sức khỏe tổng quan, bạn có cảm thấy mệt mỏi không? Hoạt động thường ngày và tâm trạng như thế nào so với trước đó?
Sau khi trả lời các câu hỏi trên, hi vọng bạn sẽ tự đánh giá được kế hoạch kiểm soát bệnh gút của mình. Hãy liên hệ đến số hotline 0917 196 497 để được giải đáp các thắc mắc.
An Ngọc